Vì vậy rất cần tổ chức định kì các buổi dự giờ, thao giảng, góp ý giữa các giáo viên và có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục; Tổ chức hoạt động chia sẻ và cập nhật thông tin về phương pháp CTSGD trẻ RLPTK từ các chuyên gia.
Sinh hoạt tổ chức bộ môn và lồng ghép tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm... để từ đó có được những bài học hay giúp trẻ học tập tốt và nhanh chóng hòa nhập.
Áp dụng đúng quy trình phù hợp với yêu cầu của từng phương pháp
Theo các chuyên gia về Giáo dục Chuyên biệt Nguyễn Thị Hoàng Yến, Học viện Quản lý Giáo dục; Trịnh Ngọc Toàn, trường Trung cấp Chuyên biệt Hải Phòng; Đỗ Thị Thảo, Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết:
Làm việc theo kế hoạch thực chất là tiến trình thực hiện một cách khoa học, logic và chặt chẽ, áp dụng đúng những yêu cầu của từng phương pháp sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ sở và những yêu cầu của phương pháp để thiết kế chương trình. Thời gian cần đảm bảo theo yêu cầu của từng phương pháp.
Bước 1: Các cơ sở Giáo dục Chuyên biệt mời chuyên gia trong và ngoài nước về bồi dưỡng kiến thức, nâng cao khả năng sử dụng phương pháp cho giáo viên và cha mẹ trẻ như:
Giới thiệu chung về phương pháp; Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp; Cách thức áp dụng phương pháp vào CTSGD trẻ RLPTK; Thực hành sử dụng các phương pháp dạy trực tiếp trên trẻ, đánh giá năng lực sử dụng phương pháp của giáo viên.
Bước 2: tiến hành thực nghiệm trên nhóm trẻ RLPTK để đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp CTSGD trẻ RLPTK để đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp CTSGD trẻ RLPTK ở Việt Nam.
Để áp dụng được phương pháp, nhà chuyên môn và các giáo viên cần xây dựng quy trình và biện pháp ứng dụng vào điều kiện can thiệp tại Việt Nam; tổ chức hội thảo chuyên môn và tập huấn đối tượng sử dụng; ứng dụng trong can thiệp nhóm và cá nhân của trẻ RLPTK tại các cơ sở; Đánh giá hiệu quả và chỉnh sửa tài liệu hướng dẫn; phổ biến phương pháp con cha mẹ trẻ.
Bước 3: Cách sử dụng một số phương pháp.
Đó là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA): Mô tả mức độ chức năng hiện tại và thiết lập mục tiêu can thiêp; Nội dung can thiệp như tự chăm sóc, lời nói và ngôn ngữ, kĩ năng ứng xử xã hội (thực hiện theo trình tự phát triển, từ đơn giản đến phức tạp);
Hình thức can thiệp: thiết lập mối quan hệ thân thiện; mở rộng ngôn ngữ tiếp nhận, sử dụng các câu nói có cấu trúc chặt chẽ; quan tâm trước hết đến phát triển các kỹ năng bắt chước: bắt chước ngôn ngữ cơ thể, bắt chước chơi trò chơi, bắt chước lời nói; điều chỉnh thời gian thực hiện: yêu cầu của phương pháp là 35 đến 40 giờ/tuần, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam là 20 giờ/1 tuần (tập trung vào giờ cá nhân), thời gian còn lại trẻ học nhóm và hướng dẫn cha mẹ trẻ can thiệp gia đình; Người thực hiện phương pháp giáo viên và cha mẹ trẻ phối hợp thực hiện để hiểu quả can thiệp tốt hơn.
Áp dụng phương pháp TEACCH, PRCS...
Phương pháp trị liệu giáo dục cho trẻ tự kỷ và có khó khăn về giao tiếp (TEACCH): Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm cấu trúc hóa mọi hoạt động cho trẻ để giảm thiểu sự bối rối, lo lắng.
Phòng học cần được cấu trúc hóa môi trường vật chất, lịch bằng hình ảnh cho các hoạt động, hình ảnh hóa thông tin và hoạt động để giúp trẻ độc lập hơn trong học tập và sinh hoạt. Giai đoạn đầu, giáo viên và cha mẹ trẻ tốn khá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nguyên vật liệu, bảng biểu, hình ảnh.
Tuy nhiên giáo viên và cha mẹ cần kiên trì, chất lượng CTSGD sẽ cản thiện đáng kể sau 6 tháng can thiệp cho trẻ. Áp dụng TEACCH cần: đánh giá môi trường lớp học, môi trường gia đình và sự phát triển của trẻ; lựa chọn mục tiêu và tiến hành sử dụng 4 ứng dụng của TEACCH; hướng dẫn giáo viên và cha mẹ trẻ cách thức tiến hành giờ dạy theo TEACCH.
Yêu cầu sử dụng TEACCH: về chuyên môn và nhân sự, giáo viên cần được trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phương pháp một cách nghiêm túc bằng các được cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện. Cần có sự phối hợp chặt chữ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình áp dụng phương pháp. Đảm bảo số lượng giáo viên, mỗi giáo viên dạy nhóm phụ trách từ 2 đến 3 trẻ.
Về cơ sở vật chất: Phòng học đủ rộng (25-30m2) để chia các góc học tập riêng biệt, không gian thoáng mát. Chia góc với các phòng rộng lớn, có góc học tập cá nhân cho trẻ, có khu vực để đồ dùng cá nhân…
Để bảo sự yên tĩnh, không có nhiều các yếu tố gây nhiễu, Đồ dùng dạy học phong phú đa dạng, tranh ảnh, biểu tượng, tủ các loại, hộp, rổ dựng đồ dùng... Về thời gian: Yêu cầu trẻ cần được can thiệp các hoạt động nhóm và tiết cá nhân cần ít nhất 25 giờ/tuần.
Trong đó thời gian can thiệp cá nhân dành cho mỗi trẻ từ 6-12 giờ. Với gia đình có điều kiện, có thể có thêm thời gian can thiệp tại nhà.
Về cách thức tổ chức các hoạt động: giáo viên và cha mẹ cần ứng dụng 4 ứng dụng của TEACCH hiệu quả can thiệp cho trẻ RLPTK sẽ cao hơn, GV cần cấu trúc hoạt động môi trường vật chất cả phòng học nhóm và phòng học cá nhân.
Trẻ cần được xây dựng lịch bằng hình ảnh để sử dụng trong cả giờ học theo nhóm/lớp và cả những hoạt động học tập/sinh hoạt cá nhân tại trường.
Phương pháp sử dụng hệ thống giao tiếp qua tranh ảnh (PRCS): Đánh giá mức độ hiểu tranh ảnh và sở thích tranh ảnh của trẻ (Ảnh chụp, tranh vẽ hay tranh biểu tượng);
Lựa chọn tranh để hướng dẫn trẻ kỹ năng giao tiếp thay thế, bắt đầu với việc lựa chọn các loại thức ăn, đồ chơi mà trẻ yêu thích (đây chính là một hình thức khuyến khích động viên trẻ trực tiếp, tích cực để trẻ sử dụng hình thức giao tiếp này);
Hướng dẫn sử dụng tranh theo 6 bước của PECS (tùy theo mức độ nhận thức của mỗi trẻ): giai đoạn 1 giao tiếp như thế nào, giai đoạn 2 khoảng cách và kiên trì, giao đoạn 3 phân biệt tranh, giai đoạn 4 nguyên câu, giai đoạn 5 trả lời “con muốn gì”, giai đoạn 6 bình luận;
Người thực hiện giai đoạn 1 và 2 cần 2 người can thiệp, người thứ nhất sẽ là đối tượng giao tiếp, người thứ 2 sẽ gợi ý thể chất (người thứ 2 không có giao tiếp với trẻ) và gợi ý từ phía sau trẻ. GV cần được trang bị kiến thức và khả năng sử dụng phương pháp một cách nghiêm túc bằng cách được cung cấp tài liệu, hướng dẫn thực hành trên trẻ.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình áp dụng phương pháp; Giai đoạn 3,4,5,6 chỉ cần 1 người hướng dẫn; Yêu cầu: thực hiện theo đúng mục tiêu, phương pháp của 6 giai đoạn tranh ảnh cần thống nhất giữa gia đình và nhà trường.
Để thực hiện tốt các phương pháp giáo dục trên với trẻ RLPTK cần phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ để áp dụng phương pháp (đặc biệt TEACCH và PECS) đạt được hiệu quả tối ưu.
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu và chuyên dụng. Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ học tập, tránh những kích thích bên ngoài. Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho các hoạt động của trẻ như đồ dùng học tập cho từng bài dạy.
Có thể tự làm các đồ dùng phù hợp với nội dung của bài dạy. Sử dụng hộp tủ, bảng biểu các loại để phục vụ cho việc cấu trúc hóa lớp học, phù hợp với các nội dung bài học.