Nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ trong điều kiện tự chủ

GD&TĐ - Xây dựng khung chương trình, nội dung từng học phần trong khung chương trình, tổ chức đào tạo, tổ chức hướng dẫn và đánh giá luận văn tốt nghiệp là những hoạt động cốt yếu nhằm tăng chất lượng đào tạo từ phía bộ môn. Những hoạt động này phải đặt trong mối quan hệ với việc đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là gợi ý của TS Hà Sơn Tùng (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) về những việc cần thực hiện từ góc độ bộ môn để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ trong tham luận tại hội thảo khoa học quốc gia "Đào tạo sau ĐH trong điều kiện tự chủ và hội nhập quốc tế".

Lưu ý trong xây dựng khung chương trình đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, khung chương trình đào tạo cần được xây dựng phù hợp về số lượng, chất lượng. Số tín chỉ đảm bảo hợp lý để học viên không bị quá tải.

"Khái niệm hợp lý cũng là tương đối. Tuy vậy, việc giảm tải thời gian học trên lớp, tăng cường số tín chỉ cho nghiên cứu, tự học cần được quan tâm" - TS Hà Sơn Tùng cho hay.

Bên cạnh đó, muốn hấp dẫn người học, theo kịp xu hướng phát triển chung, khi xây dựng khung chương trình, bộ môn nên căn cứ vào khung đào tạo của các trường ĐH tương đương trong khu vực, trên thế giới; đồng thời, tham khảo điều chỉnh qua lấy ý kiến chuyên gia là các giảng viên có kinh nghiệm, doanh nhân uy tín đề phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

TS Hà Sơn Tùng cho biết: Trong quy định đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Kinh tế quốc dân, mục tiêu của chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng có khác biệt rõ ràng.

Theo đó, chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học; bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới;

Đồng thời, có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách, hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ.

Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, mục tiêu là giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế;

Có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Như vậy, khung chương trình theo định hướng nghiên cứu cần bao gồm các học phần tập trung phát triển năng lực nghiên cứu; khung chương trình theo định hướng ứng dụng cần tập trung phát triển các chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Chú ý xây dựng nội dung học phần

Khi đã có chương trình tốt, việc nâng cao chất lượng từng học phần trong khung chương trình sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ nói chung.

Nhấn mạnh điều này, bàn về xây dựng nội dung học phần, TS Hà Sơn Tùng cho rằng, bộ môn cần có căn cứ rõ ràng. Các căn cứ có thể là:

Thứ nhất: Nội dung của các học phần tương đương của các trường trong khu vực và trên thế giới.

Thứ 2: thực tiễn doanh nghiệp, xã hội (có thể là các chủ đề "nóng" được quan tâm trong từng giai đoạn). Việc sử dụng các chủ đề được xã hội, doanh nghiệp quan tâm trong từng thời kỳ sẽ tăng "tính vận động" của đào tạo, gắn kết hơn đào tạo và thực tiễn.

Thứ 3: Nội dung các học phần cần được căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ giảng viên, của thực tiễn doanh nghiệp. Điều này không dêc bởi lẽ thường, hoạt động đào tạo là xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng, tư duy cho học viên; còn thực tiễn thì tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực mà có sự biến đổi, linh hoạt nhất định.

TS Hà Sơn Tùng lưu ý thêm: dù theo căn cứ nào để xây dựng học phần thì nội dung các học phần phải thể hiện được sự khác biệt cơ bản giữa định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Nếu nội dung các học phần trong định hướng ứng dụng tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, thì với các học phần tương đương trong định hướng nghiên cứu, cần tập trung vào nguồn gốc lý luận, các lý thuyết chuyên sâu và các mô hình nghiên cứu có liên quan.

Lưu ý trong tổ chức đào tạo

TS Hà Sơn Tùng cho rằng: một sản phẩm tốt nhưng kênh phân phối không tốt thì không thể gọi là thành công. Điều này hoàn toàn đúng với đào tạo thạc sĩ trong điều kiện tự chủ. Vì vậy, việc tổ chức đào tạo là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ.

Trên góc độ bộ môn, chất lượng đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo: Tăng cường việc tham gia của học viên trong quá trình đào tạo trên lớp. Học viên cần thể hiện được năng lực nghiên cứu, năng lực chuyên môn, kiến thức thực tiễn trong quá trình tham gia đào tạo trên lớp học. Sự trao đổi trong quá trình đào tạo theo phương pháp 2 chiều, trao đổi, thảo luận là một xu hướng trong đào tạo, đặc biệt phù hợp với đối tượng học viên cao học.

Cùng với đó, việc trao đổi, thảo luận có thể dẫn tới sự khác biệt trong nội dung đào tạo giữa các lớp do kinh nghiệm, trình độ, sở trường của các giảng viên, học viên. Tuy vậy, do đề cương học phần đã được xây dựng, thống nhất và công khai, cần giảm thiểu sự "khác biệt" về nội dung giảng dạy giữa các lớp, tránh trường hợp giảng viên quá "sa đà" vào một nội dung và bỏ qua các nội dung đã được đề cập trong đề cương.

Cuối cùng, TS Hà Sơn Tùng cho rằng, nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ cần gắn với nâng cao chất lượng luận văn tốt nghiệp của học viên. Từ góc độ bộ môn, quy trình tổ chức hướng dẫn, đánh giá luận văn là một "chốt chặn" quan trọng. Do vậy, làm thế nào để quy trình này góp phần tăng chất lượng đào tạo thạc sĩ là câu hỏi đặt ra mà bộ môn cần giải quyết.

Theo đó, TS Hà Sơn Tùng đề xuất quy trình tổ chức, hướng dẫn, đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sĩ như sau:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.