Nam sinh trường Ams xuất sắc đoạt HCB Olympic Toán quốc tế

GD&TĐ - Mới học lớp 11 nhưng Phan Minh Đức, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam- chủ nhân của chiếc HCB IMO 2018 đã sở hữu thành tích đáng nể với nhiều giải thưởng Toán học lớn trong nước và quốc tế.

Nam sinh trường Ams xuất sắc đoạt HCB Olympic Toán quốc tế

Sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo viên với ông bà nội, ông bà ngoại, mẹ và chú của em đều là giáo viên dạy các môn tự nhiên nên Đức phần nào được thừa hưởng “gen” học Toán. Trong suốt các năm học, em luôn là học sinh học giỏi nhất lớp môn Toán.

Chia sẻ về niềm đam mê của mình, Đức cho biết: Có thể do em được thừa hưởng sở thích các môn tự nhiên từ những người thân trong gia đình nhưng phần lớn xuất phát từ tính “thẳng” của môn toán. Dù cho giải bằng nhiều cách khác nhau thì bài toán vẫn chỉ ra một đáp số duy nhất.

Ba năm 2013, 2014, 2015 là chuỗi năm thành công của Minh Đức khi em liên tục đoạt huy chương vàng cá nhân kỳ thi Toán quốc tế cho học sinh THCS (IMC). Đức cho biết, lượng kiến thức của kỳ thi này đều được các thầy cô giáo ôn luyện kỹ nên em rất tự tin. Có phần nâng cao hơn về Toán tổ hợp thì em đã tìm hiểu trước nên làm bài khá nhẹ nhàng.

“Em luôn tạo cho mình tâm lý tốt nhất khi đi thi. Lượng bài trong đề thi tỉ lệ thuận với thời gian nên nếu áp lực quá sẽ khiến tâm lý của mình thêm căng thẳng, không hoàn thành bài thi tốt. Với lại, em và gia đình luôn cho rằng mỗi cuộc thi là mỗi lần mình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các bạn học sinh ở nhiều quốc gia khác chứ không đặt nặng thành tích. Chính vì vậy mà em rất thoải mái khi làm bài”.

Bí quyết học giỏi môn Toán, theo Đức khá đơn giản: Muốn học tốt trước hết phải chú ý học kỹ và nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa qua các bài giảng của thầy cô và các bài luyện tập. Sau đó mới học đến kiến thức nâng cao. Khi giải toán, em thường chú ý các yếu tố trong đề bài vì chúng có mối liên quan với nhau. Chú ý một chút sẽ tìm ra nút gỡ của bài toán.

Bên cạnh đó, Đức cũng thường tìm các bài toán khó để giải. Nếu hai, ba ngày không tự giải được mới nhờ mẹ gợi ý, bởi mẹ cũng là cô giáo dạy môn Toán của trường em đang học. Cảm giác tự giải được một bài toán khó rất vui và hạnh phúc, như là mình đã chinh phục được một điều gì đó khó khăn.

Học giỏi môn tự nhiên nhưng Đức luôn nhận thức phải học đều các môn vì nếu học giỏi môn này mà yếu một môn nào khác sẽ khiến mình học lệch, nhất là học đều các môn sẽ giúp mình hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, không bị thiệt thòi so với các bạn học giỏi môn xã hội.

Điều đó xuất phát từ một kỷ niệm đáng nhớ của Đức hồi lớp 3, đó là lần em đi thi học sinh giỏi. Mặc dù toán được điểm 10 nhưng điểm môn Văn chỉ bằng một nửa môn Toán khiến em rất buồn. Sau lần đó, Đức đưa ra đòi hỏi cao hơn với bản thân là phải học đồng đều các môn.

Càng chăm chỉ học, em càng cảm thấy hứng thú các môn xã hội. Môn Văn đáng ghét một thời đối với Đức, nay đã dần chinh phục được. Em cho biết rất thích thể loại văn nghị luận vì có thể phân tích và nói lên quan điểm của mình.

Ngoài thời gian học trên lớp và ở nhà, Đức dành thời gian đến trung tâm để học thêm tiếng Anh vì dự định sắp tới của em là thi lấy chứng chỉ IELTS và trang bị ngôn ngữ nếu có cơ hội du học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.