Nắm bắt cơ hội đào tạo nhân lực trình độ cao

GD&TĐ - Xây dựng “Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035 và định hướng tới năm 2045” là yêu cầu cấp thiết.

Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Đồng thời đáp ứng phát triển nhanh và bền vững đất nước trước những thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuộc cách mạng này gắn với sự phát triển đột phá của các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ số, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Những nghề nghiệp hoặc công việc giản đơn nhanh chóng bị thay thế bằng việc làm mới, yêu cầu trình độ và kỹ năng cao, trong khi cả nguồn cung nhân lực mới và một bộ phận lao động của nước ta hiện có chưa đáp ứng được.

Nguồn nhân lực chất lượng cao, tài năng trong các lĩnh vực công nghệ then chốt, mới nổi trở thành yếu tố cạnh tranh cốt lõi giữa các quốc gia. Trước xu thế toàn cầu hóa, các cường quốc đều có chiến lược rõ ràng và hành động mạnh mẽ trong cạnh tranh, thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, gắn với thu hút nhân tài, trong đó có Việt Nam.

Trong bối cảnh mới, nước ta có cơ hội lớn để thu hút đầu tư và phát triển các lĩnh vực công nghệ chiến lược, nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, sinh học, năng lượng mới và vật liệu tiên tiến, cũng như đầu tư và phát triển các lĩnh vực ứng dụng những công nghệ đó.

Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất của Việt Nam là sự thiếu hụt đội ngũ nhân lực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của tập đoàn công nghệ lớn. Đây chính là nguồn nhân lực nền tảng phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là những lĩnh vực then chốt. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực này có thể khiến chúng ta tuột mất cơ hội thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.

Bởi vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu cấp thiết để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong đó trọng tâm thúc đẩy là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Đây được xem là chủ trương lớn đã xác định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội; nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong nhiều chiến lược, quy hoạch, chương trình và đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Song, để thực hiện cần có sự quyết tâm, thống nhất cao và sự hợp tác hiệu quả giữa bộ ngành, chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách đột phá và nguồn lực đầu tư lớn, xứng tầm nhiệm vụ.

Kết luận số 91/KL-TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW nêu rõ yêu cầu chú trọng các ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật, công nghệ và ngành mới như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, bán dẫn...

Trên tinh thần đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển đại học quốc gia, đại học vùng, cơ sở giáo dục đại học xuất sắc, cơ sở giáo dục đại học trọng điểm và cơ sở giáo dục đại học sư phạm ngang tầm các nước tiên tiến. Các cơ sở này có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cảm giác hưng phấn là một chức năng tự nhiên của cơ thể. (Ảnh: ITN)

8 lý do khiến bạn muốn 'yêu'

GD&TĐ - Hầu hết chúng ta bắt đầu cảm thấy hưng phấn khi bước vào tuổi dậy thì và đương nhiên, việc có cảm xúc tình dục là điều hoàn toàn bình thường.