Giáo dục giá trị sống vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ. |
Tại cuộc hội thảo về vấn đề này diễn ra hôm nay (6/4), TS.Nguyễn Tùng Lâm (Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hà Nội) cho biết, vì đây mới là chương trình thí điểm nên cần phải được chỉ đạo chặt chẽ, nơi nào chưa có điều kiện thì chưa nên thí điểm. Mọi thí điểm của các trường học nhất thiết phải thông qua sự chỉ đạo của các phòng GD&ĐT, các phòng chức năng của Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo.
Chương trình giáo dục các giá trị sống (LVEP) được các nhà giáo dục của một số nước tiến tiến trên thế giới tập hợp và nghiên cứu thành công từ những năm 1995 và đã được các Ban Giáo dục của UNESSCO và UNISEP bảo trợ.
Hội thảo đưa chương trình giáo dục giá trị sống vào thí điểm trong các trường mầm non, tiểu học Hà Nội. Ảnh: N.N |
Chương trình này đưa ra một loạt các hoạt đông mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành dành cho giáo viên và người hướng dẫn giúp trẻ có điều kiện khám phá, phát triển 12 giá trị căn bản của cá nhân và xã hội như: Hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung và đoàn kết.
LVEP mang lại một phương pháp truyền đạt mới mẻ: giáo dục các giá trị sống cho trẻ bằng một loạt các hoạt động mang tính trải nghiệm, thấu hiểu, lắng nghe để người học tự khám phá, tự phát triển. Chính quá trình truyền tải bằng phương pháp trải nghiệm này học sinh cũng sẽ hình thành được các kỹ năng sống xã hội một cách bền vững.
TS.Lâm cũng cảnh báo, hiện có một số cá nhân và tổ chức đang lợi dụng cơn sốt “giá trị sống, kỹ năng sống” để nhảy vào các trường học. Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục cũng như văn phòng LVEP ở TP.HCM không chịu trách nhiệm về các tổ chức này.
TS.Nguyễn Tùng Lâm (Hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hà Nội): Hiện nay chúng ta đang đề cao việc giáo dục "kỹ năng sống", nhưng thực ra cần phải đề cao "giá trị sống" trước. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều gặp tình trạng chung: chương trình giáo dục đã được cải tiến, điều kiện sống ngày càng nâng cao nhưng nạn bạo lực, lạm dụng, tệ nạn xã hội gia tăng, xâm nhập vào học đường. Đi tìm lời giải, các nhà giáo dục đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân sâu xa, cơ bản nhất là người ta đã sống không đúng với giá trị vốn có của mỗi người. Con người đáng tôn vinh nhiều nhất chính là giá trị vốn có của mỗi người. Trẻ em trong quá trình phát triển nhân cách nếu được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... |
HIếu Nguyễn