Mỹ mất một nửa số tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm hạt nhân

GD&TĐ - Việc cho 4 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio nghỉ hưu sẽ tạo ra khoảng trống khó bù đắp trong Hải quân Mỹ.

Mỹ mất một nửa số tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Hoa Kỳ đã tuyên bố cho ngừng hoạt động trong những năm tới đối với 4 tàu ngầm lớp Ohio lâu đời nhất (đã phục vụ hơn 40 năm), không giống như những chiến hạm khác của dự án này, chúng được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk thay vì tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II.

Những tàu ngầm USS Ohio (SSGN-726) và USS Florida (SSGN-720) dự kiến ​​sẽ cùng 17 tàu khác dự kiến ​​nghỉ hưu vào năm 2026. Các tàu ngầm hạt nhân USS Michigan (SSGN-727) và USS Georgia (SSGN-728) sẽ bị loại biên vào năm 2028.

Khác với những con tàu trên, 14 tàu ngầm chiến lược lớp Ohio được trang bị tên lửa đạn đạo Trident II D5 sẽ tiếp tục hoạt động và chưa có thời hạn "giải ngũ".

Nhiều tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio sắp bị Hải quân Mỹ cho ngừng hoạt động.

Nhiều tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio sắp bị Hải quân Mỹ cho ngừng hoạt động.

Các tàu ngầm hạt nhân bị cho ngừng hoạt động trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 đã được hoán cải thành "bệ phóng tên lửa hành trình" và triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt (số lượng mang theo có thể lên tới 66 binh sĩ).

Kết quả là mỗi chiếc được trang bị 22 cụm ống phóng thẳng đứng, mỗi cụm có 7 bệ phóng tên lửa, tức là một tàu ngầm có thể mang theo 154 quả Tomahawk.

"Sau khi 4 tàu ngầm hạt nhân này ngừng hoạt động, tổng số tên lửa hành trình phóng từ dưới nước của Hải quân Mỹ sẽ giảm đi một nửa", ấn phẩm Naval News cho biết.

Như đã chỉ ra, để thay thế tiềm năng sử dụng tên lửa hành trình của tàu ngầm lớp Ohio, sẽ cần 22 tàu ngầm lớp Virginia Block V (một chiếc được trang bị 4 cụm ống phóng thẳng đứng, mỗi cụm mang được 6 tên lửa), tuy vậy công việc chế tạo đang diễn ra khá chậm chạp.

Tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản chống hạm tấn công mục tiêu.

Theo Naval News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ