Vào đầu tháng này, cụ thể là hôm 7 tháng 3 năm 2024, Thụy Điển đã chính thức trở thành thành viên mới nhất của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO.
Một số hy vọng nhất định đã được đặt vào sự kiện này ở Kyiv, bởi vì Stockholm nhiều lần tuyên bố sẵn sàng cung cấp tiêm kích JAS 39 Gripen cho Lực lượng Vũ trang Ukraine sau khi gia nhập NATO và chuyển sang hệ thống an ninh tập thể của các nước tham gia.
Tuy nhiên đã gần một tháng trôi qua mà vẫn chưa có diễn biến rõ ràng nào về vấn đề bàn giao tiêm kích Thụy Điển cho Ukraine.
Chủ đề về Gripen vẫn chưa rõ ràng và lúc này có vẻ ít thu hút sự quan tâm, bởi vì câu hỏi về thời điểm những chiếc F-16 mà các đồng minh NATO đã hứa sẽ thực sự được chuyển giao cho Ukraine vào lúc nào, dường như giờ đây được chú ý hơn.
Ukraine chưa rõ khi nào có thể nhận được tiêm kích JAS 39 Gripen từ Thụy Điển. |
Theo tờ Kyiv Independent, vào ngày 28 tháng 3 năm 2024, họ đã phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Paul Jonson, trong đó chủ đề JAS 39 Gripen dành cho Không quân Ukraine cũng được thảo luận.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thụy Điển nhấn mạnh: "Không loại trừ khả năng cung cấp tiêm kích Gripen cho Ukraine".
Nhưng bây giờ hóa ra câu chuyện với JAS 39 chưa được nêu ra trong "liên minh máy bay chiến đấu", bởi ưu tiên lúc này là F-16 để bảo vệ bầu trời Ukraine. Đặc biệt khi chính Thụy Điển cũng là thành viên của tổ chức nói trên.
Ngoài ra ông Paul Jonson nhấn mạnh với các nhà báo của tờ Kyiv Independent rằng điều quan trọng hiện nay là giải quyết vấn đề đạn dược, trong đó công ty Nammo - Liên doanh giữa Na Uy và Phần Lan, có cơ sở sản xuất ở Thụy Điển, đang đóng góp vai trò tích cực.
Từ tất cả những yếu tố trên, có thể thấy rằng hiện tại có hai vấn đề chính có thể ảnh hưởng đến tốc độ đưa ra quyết định về JAS 39 Gripen cho Lực lượng Vũ trang Ukraine - tốc độ bàn giao và làm chủ F-16, cũng như giải quyết vấn đề thiếu hụt với đạn dược cho Quân đội Ukraine.
Tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển có thể hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. |