Mỹ khẳng định tôn trọng nhân quyền khi… rút khỏi Hội đồng Nhân quyền

GD&TĐ - Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc và đại sứ Mỹ Nikki Haley cho rằng có “sự nhạo báng nhân quyền” ở tổ chức này, đồng thời Israel bị phân biệt đối xử.  

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley

“Trong một thời gian dài, Hội đồng Nhân quyền đã trở thành người bảo vệ những kẻ lạm dụng nhân quyền và một nơi có thành kiến về chính trị” – bà Nikki nói hôm qua (19/6) trong một bài phát biểu chung với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington.

Bà cho biết quyết định trên là một lời khẳng định về việc Mỹ tôn trọng nhân quyền, một cam kết “không cho phép chúng tôi tiếp tục là một phần của một tổ chức đạo đức giả và tự mãn, tạo ra sự nhạo báng về nhân quyền”.

Phát biểu của bà Nikki diễn ra sau khi Hội đồng này chỉ trích Mỹ chia cắt các gia đình di cư ở biên giới Mỹ - Mexico.

“Hãy xem thành viên của hội đồng và bạn sẽ thấy sự thiếu tôn trọng đối với những quyền cơ bản nhất” – bà Nikki dẫn Trung Quốc, Venezuela, Cuba và Cộng hòa Congo là các thành viên với những hồ sơ tiêu cực về nhân quyền.

Bà cũng cho rằng “sự tập trung không phù hợp và sự thù địch không có kết thúc đối với Israel là bằng chứng rõ ràng cho thấy hội đồng này có động cơ thành kiến về chính trị chứ không phải nhân quyền”.

Chính quyền ông Trump đã đe dọa rút khỏi hội đồng này một năm trước, khi đó bà Nikki kêu gọi có những sự thay đổi, bao gồm việc xóa bỏ “thành kiến chống Israel đã tồn tại từ lâu”.

12 nhóm nhân quyền và hỗ trợ trên thế giới đã viết thư cho ông Pompeo cảnh báo rằng việc Mỹ rút khỏi hội đồng trên có thể khiến cho việc “tiến hành các ưu tiên về nhân quyền và hỗ trợ các nạn nhân bị lạm dụng trở nên khó khăn hơn trên khắp thế giới”. Họ cho rằng “việc Mỹ vắng mặt sẽ chỉ làm phức tạp những điểm yếu của hội đồng này”.

Giám đốc điều hành Kenneth Roth của Tổ chức theo dõi Nhân quyền nói rằng “Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng trong các nước như Triều Tiên, Syria, Myanmar và Nam Sudan, tuy nhiên dường như ông Trump chỉ quan tâm tới việc bảo vệ Israel”.

Tuy nhiên, nhóm bảo vệ quyền Do Thái Simon Wiesenthal Centre lại ca ngợi hành động này của Mỹ và thúc giục các nước khác làm tương tự.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.