Mỹ huấn luyện Ukraine ứng phó với trường hợp khẩn cấp hạt nhân

GD&TĐ - Mỹ đang cung cấp cho chính phủ Kiev thiết bị và đào tạo để ứng phó với trường hợp khẩn cấp hạt nhân có thể xảy ra.

Bà Jill Hruby.
Bà Jill Hruby.

Lãnh đạo Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Jill Hruby nói với Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ ngày 22/5.

Theo nội dung bài phát biểu của bà Jill Hruby, Washington đang “làm việc để giảm thiểu rủi ro hạt nhân ở Ukraine”.

Điều này gồm việc cung cấp thiết bị, đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật, cho phép vận hành an toàn và bảo đảm các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine vẫn nằm trong tầm kiểm soát của nước này.

Bên cạnh đó là bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là lưới điện, cung cấp nhận thức tình huống về bất kỳ trường hợp khẩn cấp hạt nhân nào xảy ra ở Ukraine.

Trước đó, giám đốc truyền thông của nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye (ZNPP) Yevgeniya Yashina nói với TASS rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã được thông báo về các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào ZNPP và thành phố Energodar.

Trước đó cùng ngày, Lực lượng vũ trang Ukraine được cho là đã tấn công lãnh thổ xưởng vận tải ZNPP bằng UAV cảm tử. Không có thương tích hoặc thiệt hại nghiêm trọng nào được gây ra.

Ngoài ra, thành phố Energodar, nơi đặt nhà máy điện, đã bị tấn công liên tục trong 2 ngày qua, nhằm vào các tòa nhà dân cư và cơ sở xã hội.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye có 6 lò phản ứng, công suất 6 gigawatt, nằm ở thành phố Energodar, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu.

Lực lượng Nga nắm quyền kiểm soát cơ sở này cuối tháng 2/2022. Kể từ đó, quân đội Ukraine đã định kỳ pháo kích vào các khu dân cư ở Energodar và cơ sở của nhà máy điện bằng UAV, pháo hạng nặng và hệ thống tên lửa phóng loạt.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Không chỉ dạy học con chữ, các em học sinh ở đây được quan tâm chăm sóc như con, cháu trong gia đình. Ảnh: Q.A

30 năm đồng hành với trẻ em nghèo

GD&TĐ - Lớp học tình thương được ông Nguyễn Hữu Thời (71 tuổi), còn được gọi là Ba Thời, một cựu chiến binh, thành lập từ năm 1995...

Nguyễn Thị Oanh thi đấu tại giải điền kinh vô địch quốc gia 2024. Ảnh: INT

Đường xa… vạn dặm

GD&TĐ - Liên đoàn Điền kinh Việt Nam đã xây dựng Đề án phát triển điền kinh Việt Nam từ năm 2025 - 2035 và tầm nhìn đến năm 2045 (Đề án).