Mỹ có thể cung cấp vũ khí giúp ‘thay đổi luật chơi’ ở Ukraine?

GD&TĐ - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị tăng số lượng vũ khí cung cấp cho Ukraine dưới dạng hỗ trợ quân sự, bổ sung các hệ thống tên lửa tầm xa tiên tiến – theo hãng tin CNN.

(Ảnh: TASS/Dịch vụ báo chí Bộ Quốc phòng Nga).
(Ảnh: TASS/Dịch vụ báo chí Bộ Quốc phòng Nga).

Đáng lưu ý là việc gia tăng gói hỗ trợ cho Kiev có thể được Mỹ công bố vào tuần tới. Đặc biệt là việc bổ sung các loại vũ khí như hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS).

Theo CNN, đại diện của Kiev đang dựa vào MLRS của Mỹ vì hệ thống này có thể phóng tên lửa đi hàng trăm km, vượt qua các hệ thống hiện có ở Ukraine. Thực tế này có thể “thay đổi luật chơi” theo hướng tích cực cho Ukraine.

Một vũ khí khác mà Kiev yêu cầu là hệ thống tên lửa pháo binh có tính cơ động cao được gọi là HIMARS. Đây là một hệ thống bánh lốp hạng nhẹ, có khả năng bắn nhiều loại đạn tương tự như MLRS và có thể phóng tên lửa xa tới 300km – các nguồn tin cho biết thêm.

Trong khi đó, trong nhiều tuần, Nhà trắng đã phớt lờ mong muốn của Kiev trong bối cảnh lo ngại rằng phía Ukraine có thể sử dụng vũ khí này để bắn trực diện vào lãnh thổ Nga.

Ngoài ra, các quan chức giấu tên cho biết, theo Washington, một giải pháp trong tình huống này có thể là cung cấp các hệ thống tên lửa tầm ngắn hơn cho Ukraine.

Ngày 25/5, tờ Zeit Online của Đức dẫn nguồn tin nói rằng đã có những thỏa thuận không chính thức giữa các nước NATO về việc hạn chế cung cấp một số hệ thống vũ khí cho Ukraine.

Theo ông Dmitry Belik, một thành viên của Ủy ban Hạ viện Nga về các vấn đề quốc tế, khi kiềm chế cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine, các nước NATO đang cố gắng cân bằng giữa hỗ trợ quân sự cho Kiev với việc không đối đầu trực tiếp với Nga.

Các nước phương Tây bắt đầu vũ trang cho Ukraine trong bối cảnh Nga mở chiến dịch đặc biệt bảo vệ dân thường ở Donbass vào 24/2. Moscow giải thích rằng các nhiệm vụ của chiến dịch đặc biệt này bao gồm việc phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, nhằm đảm bảo an ninh của Nga.

Theo Izvestia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ