Khi nào Nga đặt hệ thống tên lửa xuyên lục địa Sarmart trong tình trạng chiến đấu?

GD&TĐ - Giám đốc Tập đoàn Vũ trụ Roscosmos của Nga Dmitry Rogozin cho biết hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat sẽ được đặt trong tình trạng chiến đấu vào mùa thu này.

Hệ thống tên lửa xuyên lục địa Sarmart của Nga.
Hệ thống tên lửa xuyên lục địa Sarmart của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24 của Nga, ông Rogozin cho biết, “các vụ phóng thử được lên kế hoạch tổ chức trong cả năm, nhưng chúng tôi đang có kế hoạch đưa các tên lửa được sản xuất hàng loạt đầu tiên vào nhiệm vụ chiến đấu vào mùa thu năm nay”.

Tên lửa Sarmart được cho là dài 35 mét, nặng hơn 200 tấn, đường kính 3 mét, có thể được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân, đây là loại tên lửa có khả năng bay xa tới 18.000 km

Trong một diễn biến khác, hôm nay (21/5), phát ngôn viên của Lực lượng Dân quân Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Eduard Basurin cho biết: “Trong vòng 24 giờ, binh sĩ của chúng tôi đã tiêu diệt 23 quân Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc, 2 xe tăng của đối phương, 2 xe chiến đấu bộ binh và 1 điểm bắn chứa lựu pháo D-30 cỡ nòng 122mm”.

Ngày 21/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố công nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân Donetsk và Luhansk. Nga đã ký các thỏa thuận hữu nghị, hợp tác và tương trợ với các nhà lãnh đạo của họ.

Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 24/2, Tổng thống Putin cho biết, để đáp lại yêu cầu của người đứng đầu các nước cộng hòa Donbass, ông quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moscow không có kế hoạch chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine, đồng thời lưu ý hoạt động này nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.

DPR và LPR đã mở chiến dịch giải phóng lãnh thổ của họ khỏi sự kiểm soát của Kiev.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.