(GD&TĐ) -Các nhà khoa học đã thành công khi biến một phôi tế bào gốc ở người thành một loại nơ-ron thần kinh quan trọng bị phá hủy trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer’s , qua đó giúp giảm những triệu chứng của bệnh này.
Christopher Bissonnette, một thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern (Hoa Kỳ) cho hay, họ đã có thể nuôi cấy và nghiên cứu những nơ-ron này trong phòng thí nghiệm để tìm ra lý do vì sao chúng bị phá hủy. Họ cũng sẽ thử nghiệm một vài loại thuốc để xem có thể giúp chúng sống sót được không. Nếu thành công, các loại thuốc này sẽ giúp là chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở người bệnh.
Các nhà khoa học khẳng định, đây không phải là một cách chữa bệnh Alzheimer’s vì nó không ngăn được quá trình tiêu hủy hàng loạt nơ-ron trong hệ thần kinh của người bệnh. Nó chỉ có thể giúp chậm lại quá trình suy giảm trí nhớ và các triệu chứng liên quan.
Với những ai mắc bệnh này, khả năng ghi nhớ là rất hãn hữu vì não không còn khả năng lưu trữ và rất khó để lấy lại kí ức. Nguyên nhân là do một số ít các nơ-ron có tên basal forebrain cholinergic xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.
Các nhà khoa học đã cấy các nơ-ron này vào não của chuột. Ở đó, chúng sẽ tạo ra các sợ liên kết đến các tế bào não của chuột và bắt đầu tạo ra một chất hóa học có tên acetylcholine , một chất quan trọng trong quá trình hồi phục trí nhớ. Thạm vọng của các nhà khoa học đó là cấy những nơ-ron như thế vào não người.
Đồng thời, họ cũng tạo ra các nơ-ron này từ da của những người mắc bệnh Alzheimer’s, những người không mắc bệnh và cả những ai sống trong các gia đình có tiền sử mắc Alzheimer’s.Bằng việc nghiên cứu ự khác biệt giữa các nơ-ron tạo ra từ ba nhóm này, họ hi vọng tìm ra cơ chế khiến các tế bào bị hủy diệt khi mắc bệnh Alzheimer’s.
Còn nhiều vấn đề được đặt ra cho đến khi những nghiên cứu này hoàn thiện nhưng dù sao nó cũng đã và đang góp phần giúp loài người từng bước tìm ra phương thức hữu hiệu chữa trị bệnh Alzheimer’s - căn bệnh mà 37 triệu người trên thế giới hiện đang mắc phải.
Linh Ngọc
(Theo Livescience)