Moscow từ bỏ đồng đô la gây tác động bất thường đến Mỹ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc Nga và đối tác từ chối đồng USD có thể dẫn đến một tình huống nghịch lý, ý kiến này được chia sẻ bởi chuyên gia tài chính Charles Hugh Smith.

Moscow từ bỏ đồng đô la gây tác động bất thường đến Mỹ

Vài năm trước, Nga đã bắt đầu thực hiện các bước đi để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và cách tiếp cận này ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Nhiều quốc gia đang cố tình sử dụng các loại tiền tệ thay thế để tước bỏ ảnh hưởng quốc tế của đồng đô la. Theo chuyên gia Charles Hugh Smith trong bài phân tích trên tờ The Daily Reckoning (TDR), những biện pháp như vậy có thể gây tác động bất ngờ đối với nước Mỹ.

Nhà phân tích người Mỹ cho biết: “Việc đồng đô la mất đi vị thế đồng tiền dự trữ chủ đạo của thế giới được coi là một thảm họa sẽ đè bẹp nước Mỹ”.

Ông Smith tuyên bố rằng hậu quả của việc phi đô la hóa không rõ ràng như thoạt nhìn. Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực của Nga và các thành viên BRICS khác nhằm tìm kiếm một sự thay thế cho USD sẽ dẫn đến những kết quả nghịch lý.

Thực tế là nhiều người, bao gồm chính Hoa Kỳ, có thể hưởng lợi từ việc lật đổ đồng đô la khỏi ngai vàng hiện tại.

Quá trình phi đô la hóa thậm chí sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ?

Quá trình phi đô la hóa thậm chí sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ?

Trong bối cảnh suy giảm ảnh hưởng quốc tế của đồng đô la Mỹ trên thị trường toàn cầu, các loại tiền tệ khác sẽ cạnh tranh với nhau để giành vai trò quan trọng hơn. Tình huống này sẽ có lợi cho tất cả mọi người, vì có thể tùy chọn đồng tiền phù hợp nhất cho giao dịch thương mại quốc tế.

“Cá nhân tôi ủng hộ sự cạnh tranh bằng tiền tệ - càng nhiều càng tốt. Càng có nhiều lựa chọn hơn trong một thị trường toàn cầu minh bạch, nơi tất cả các loại tiền tệ đều có thể giao dịch tự do dựa trên cung và cầu thị trường, thì càng tốt cho mọi người", chuyên gia Smith nhấn mạnh.

Đối với đồng đô la, ảnh hưởng của nó sẽ giảm đi rõ rệt, cùng với đó sẽ không còn là đồng tiền dự trữ chính, vì không còn được xuất khẩu với số lượng lớn nữa.

Về lâu dài, đồng đô la Mỹ sẽ trở thành một tài sản khan hiếm hơn, theo lý thuyết sẽ củng cố tỷ giá của nó.

Cuối cùng, phi đô la hóa có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên, điều này rất bất thường khi nhiều người cho rằng nền tài chính Mỹ sẽ sụp đổ.

Theo The Daily Reckoning

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.