Mong tổ chức cụm thi riêng kỳ thi THPT quốc gia ngay trên huyện đảo

GD&TĐ - Đại diện lãnh đạo trường THPT tại các huyện đảo đều bày tỏ mong muốn tổ chức cụm thi tốt nghiệp THPT ngay trên đảo, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các em học sinh nơi này. Về môn thi, phương án thi theo môn được các trường này lựa chọn nhiều hơn.

Mong tổ chức cụm thi riêng kỳ thi THPT quốc gia ngay trên huyện đảo

Thầy Trần Thế Vinh - Hiệu trưởng Trường THPT Cô Tô (Quảng Ninh): Tổ chức thành cụm thi là hợp lý

Theo tôi, tổ chức thi theo phương án 1 sẽ là hợp lý đối với việc dạy học ở trường phổ thông hiện nay và sẽ công bằng hơn đối với học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Tôi đề nghị giữ nguyên cụm thi Cô Tô như kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Nếu tổ chức cụm thi trong đất liền sẽ khiến cho học sinh tại Cô Tô rất khó khăn trong việc di chuyển.

Thầy Trần Thế Vinh

Thi theo phương án 1 sẽ không có nhiều thay đổi so với năm 2014. Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã được dư luận đánh giá cao khi có cách ra đề mở, giảm tải mà vẫn có thể đánh giá được đúng chất lượng của học sinh.

Việc đưa ngoại ngữ là môn thi bắt buộc là điều cần thiết để giúp học sinh có kiến thức để hội nhập quốc tế. Đối với những địa phương có hoàn cảnh đặc biệt như Cô Tô thì việc học ngoại ngữ không hề thuận lợi. Tuy nhiên, chúng tôi đã có lộ trình để bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên để theo kịp xu thế chung.

Việc tổ chức thi theo cụm là hợp lý. Tôi đề nghị giữ nguyên cụm thi Cô Tô như kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Nếu tổ chức cụm thi trong đất liền sẽ khiến cho học sinh tại Cô Tô rất khó khăn trong việc di chuyển.

Khoảng cách từ đất liền ở huyện Vân Đồn ra đảo Cô Tô là 100 km, đi mất hơn 3 giờ đồng hồ. Nếu đi ra Hạ Long sẽ còn xa hơn nữa. Học sinh và người nhà (dự kiến kì thi sẽ có khoảng 100 học sinh và 100 người nhà) từ đảo vào đất liền để dự thi sẽ gây một áp lực không nhỏ về phương tiện di chuyển và chỗ ăn ở cho địa phương tổ chức thi.

Việc kết hợp giữa các Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ (trung ương) với Sở GD&ĐT và các trường phổ thông (địa phương) là cần thiết để có kì thi công bằng và nghiêm túc. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí thì chỉ cần tỉ lệ coi thi 40% trung ương và 60% địa phương là đủ.

Quan trọng là phải siết chặt kỉ luật trường thi, bất kì vi phạm nào cũng phải xử lí nghiêm khắc. Tôi đề xuất ở những trường vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo như ở Cô Tô có thể lắp hệ thống camera quan sát nhằm phát hiện những tiêu cực, gian lận.

Thầy Ngô Đình Mẫn - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức thi trên huyện đảo sẽ là thuận lợi lớn

Tôi ủng hộ kì thi quốc gia chung để tránh gây tốn kém, lãng phí trong xã hội. Trong 3 phương án, tôi nghiêng về phương án 1 vì phương án này phù hợp với học sinh của tất cả các vùng miền.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng giáo dục Lý Sơn trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng khích lệ. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ vào các trường Đại học ở Lý Sơn được xếp vào thứ hạng cao trong tỉnh. Chất lượng học sinh ở Lý Sơn có thể nói là rất

Sẽ rất khó khăn nếu cụm thi của học sinh Lý Sơn ở trong đất liền vì khoảng cách từ đất liền ra đảo là khá xa và rất khó khăn trong việc di chuyển.

Thầy Ngô Đình Mẫn

tốt.

Phương án thi những môn tích hợp là rất tốt nhưng có thể sẽ triển khai sau năm 2016. Trước mắt, nên chọn phương án 1, cơ bản giống với kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 để tránh xáo trộn, bất ngờ cho cả học sinh lẫn phụ huynh.

Nhà trường cũng đã có lộ trình để dạy các môn kiểu tích hợp cho học sinh. Tuy nhiên cũng cần phải có thời gian, ít nhất là 1 năm để giáo viên và học sinh quen với cách dạy mới này.

Ở Lý Sơn, điện lưới quốc gia chưa về, các phương tiện, thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc dạy học còn nhiều hạn chế. Việc triển khai dạy học ngoại ngữ là điều hết sức khó khăn. Nếu đưa môn ngoại ngữ vào làm môn thi bắt buộc trước mắt sẽ khiến cho nhiều học sinh phải nỗ lực học tập hơn trước.

Kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua ở Lý Sơn có 289 em tham gia. Nếu kì thi quốc gia chung năm 2015 tổ chức trên huyện đảo sẽ là một thuận lợi lớn cho học sinh, phụ huynh và giáo viên tại đây. Sẽ rất khó khăn nếu cụm thi của học sinh Lý Sơn ở trong đất liền vì khoảng cách từ đất liền ra đảo là khá xa và rất khó khăn trong việc di chuyển.

Để kì thi nghiêm túc, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐH-CĐ và các trường THPT để tổ chức coi thi, chấm thi. Trong đó, việc tổ chức tốt giám thị, tăng cường giám sát là quan trọng nhất.

Thực tế cho thấy, hoàn toàn có thể tổ chức được nghiêm túc kì thi tốt nghiệp THPT như năm 2007, năm đầu tiên phát động phong trào “Hai không”. Quan trọng là có đủ quyết tâm để làm kì thi trở nên nghiêm túc hay không.

Thầy Lê Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc (huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang): Đảo Phú Quốc là 1 cụm thi

Trường THPT Phú Quốc đã lấy ý kiến cán bộ, giáo viên toàn trường về dự thảo kỳ thi THPT Quốc gia.

Với Kiên Giang, nên tổ chức thành 2 cụm thi ở đất liền và hải đảo. Trong đó, Phú Quốc sẽ là một cụm gồm 3 trường THPT: Phú Quốc, An Thới và Dương Đông. 

Thầy Lê Thanh Vân

Theo đó, có 74 phiếu phát ra, 37 phiếu tán thành phương án 1 (thi theo môn); 7 phiếu tán thành theo phương án 2; 5 ý kiến đồng ý phương án 3. Còn lại là các ý kiến khác.

Về tổ chức cụm thi, đa số cho rằng mỗi tỉnh có thể tổ chức thành 1 cụm (52/74 phiếu); đồng thời, 71 ý kiến tán thành việc thành lập mỗi cụm chấm thi theo vùng miền.

Riêng ý kiến cá nhân tôi cho rằng, với Kiên Giang, nên tổ chức thành 2 cụm thi ở đất liền và hải đảo. Trong đó, Phú Quốc sẽ là một cụm gồm 3 trường THPT: Phú Quốc, An Thới và Dương Đông. Hiện tổng số học sinh 3 trường vào khoảng 1.200 em.

Về Hội đồng coi thi, nên để đại diện trường ĐH, CĐ làm lãnh đạo Hội đồng nhằm đảo bảo khách quan. Một kỳ thi nghiêm túc, người lãnh đạo Hội đồng rất quan trọng. Do đó, về giám thị, tôi cho rằng, chỉ nên đảo các giám thi coi thi trong tỉnh, không nên đảo khác tỉnh vì sẽ phức tạp, tốn kém.

Thầy Nguyễn Ngọc Toàn - Trường THPT Dương Đông (huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang): Nên để giảng viên ĐH là thanh tra cắm chốt

Bản thân tôi và các giáo viên trong trường hầu hết tán đồng với phương án 1. Đây là phương án khả thi nhất, có thể tiến hành ngay, cũng rất gần với phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014 vừa qua. Dư luận của học sinh và cha mẹ học sinh trong trường đều rất đồng tình với phương án thi tốt nghiệp như vậy.

 Tôi đề nghị tiếp tục cho giảng viên ĐH, CĐ xuống làm công tác thanh tra thi, góp phần đảm bảo được tính nghiêm túc, khách quan của kỳ thi này.

Thầy Nguyễn Ngọc Toàn

 Về cụm thi, cách tổ chức như thi tốt nghiệp ở Kiên Giang vừa qua là ổn. Riêng huyện đảo Phú Quốc, nên chia làm 2 cụm thi sẽ thuận tiện hơn cho học sinh.

Tôi cũng muốn góp ý thêm về công tác thanh tra thi. Tôi nhớ cách đây 2 năm, thi tốt nghiệp THPT ngoài thanh tra cắm chốt của Sở GD&ĐT còn có thanh tra cắm chốt của Bộ GD&ĐT, trong đó, nhiều người là giảng viên các trường ĐH, CĐ. Cách làm này rất hiệu quả.

Dự thảo kỳ thi THPT Quốc gia có nói tới sự phối hợp lực lượng trường ĐH, CĐ và các Sở GD&ĐT, nên tôi đề nghị tiếp tục cho giảng viên ĐH, CĐ xuống làm công tác thanh tra thi, góp phần đảm bảo được tính nghiêm túc, khách quan của kỳ thi này.

Ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang: Mỗi cụm thi chỉ nên có 30 đến 40 phòng thi

Trong 3 phương án, tôi đồng ý với phương án 2 vì tác động đến ý thức học tập toàn diện của học sinh. Có điều, giống như nhiều ý kiến, phương án này sẽ khiến cho địa phương khá vất vả bởi cách ôn tập, ra đề kiểm tra theo hướng tích hợp còn mới mẻ với cả giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị tích cực, Bộ GD&ĐT tiến hành tập huấn về chuyên môn,…, chúng ta vẫn có thể áp dụng ngay phương án này.

Tôi cũng rất quan tâm đến quy định về địa điểm thi vì Kiên Giang là một tỉnh có nhiều trường huyện đảo, đi lại rất khó khăn, phức tạp. Với đặc trưng địa hình, nếu tổ chức thành các cụm thi quá lớn địa phương sẽ không thể lo nổi.

Tốt nhất, nên giữ nguyên các cụm thi như Kiên Giang đã thực hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 vừa rồi. Theo đó, toàn tỉnh có 27 Hội đồng thi. Mỗi Hội đồng, nhiều lắm cũng chỉ nên để từ 30 đến 40 phòng thi, không nên nhiều hơn.

Ví dụ, tại huyện đảo Phú Quốc có 3 trường THPT có thể gộp lại thành 1 cụm thi; một trường THPT ở Kiên Hải, vì quy mô quá nhỏ nên sẽ dự thi tại Hội đồng ở đất liền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.