Mô hình giáo dục Waldorf Steiner - Nuôi dưỡng niềm hạnh phúc của trẻ

GD&TĐ - Các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới đều hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất dành cho trẻ thơ. Có thể đến các mô hình GD điển hình như Montessori, Reggio Emilia, HighScope, Waldorf Steiner …Điểm chung của các mô hình này là tạo dựng môi trường GD tích cực để hỗ trợ trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Tạo dựng môi trường GD tích cực cho trẻ (ảnh minh họa -nguồn internet)
Tạo dựng môi trường GD tích cực cho trẻ (ảnh minh họa -nguồn internet)

3 đức tính quan trọng nhất cần phát triển ở trẻ mầm non

Chia sẻ về mô hình GD Waldorf Steiner, cô giáo Trần Thị Hằng, Khoa Giáo dục mầm non – Trường CĐSPTƯ cho biết, đây là phương thức giáo dục dựa vào lý thuyết nuôi dạy trẻ của triết gia người Áo Rudolf Steiner. Giáo dục Steiner dựa trên cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và bản chất con người.

Mục đích của phương pháp giáo dục này là cung cấp cho trẻ một nền tảng cơ bản cho sự phát triển đạo đức, thành một các thể toàn vẹn và góp phần hoàn thiện số phận của chính nó.

Rudolf Steiner cho rằng 3 đức tính quan trọng nhất cần phát triển ở trẻ mầm non, đó là lòng biết ơn, tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm. Đây là những giá trị sống nhân văn giúp trẻ trở thành người tử tế.

Cô giáo Trần Thị Hằng phân tích: Giống như các lớp học theo phương pháp Montessori, trẻ trong một lớp Steiner thường từ 3-6 tuổi, coi nhau như anh em. Trẻ được khuyến khích cùng nhau làm việc, chơi đùa, quan tâm, chia sẻ với nhau.

GD Steiner hướng đến mục tiêu: Không nhắm vào thành tích, đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc, không áp đặt uy quyền, không thưởng - phạt, không phán xét, nuôi nấng trí tưởng tượng (thông qua thủ công hội họa, điêu khắc, kịch nghệ….)

R.Steiner cho rằng những yếu tố then chốt giúp trẻ nhỏ nhỏ phát triển lành mạnh, trở thành con người tự tin và hạnh phúc là tình yêu thương, môi trường chăm sóc và phát triển các giác quan, được trải nghiệm trong các hoạt động, đặc biệt là thực hành cuộc sống, chơi tự do.

Trẻ cần phải sống trong môi trường yêu thương

Nhiều nhà GD cho rằng, môi trường như người thầy của trẻ: “Chúng tạo ra môi trường và môi trường tạo ra trẻ”. Vì vậy, ở các trường Steiner, việc tạo dựng môi trường cho các hoạt động hành ngày của trẻ được đặc biệt quan tâm.

Tạo ra nền tảng chắc chắn để trẻ lớn lên hạnh phúc (ảnh nguồn internet)
Tạo ra nền tảng chắc chắn để trẻ lớn lên hạnh phúc (ảnh nguồn internet)

R.Steiner cho rằng, muốn tạo ra nền tảng chắc chắn để trẻ lớn lên hạnh phúc và mạnh mẽ thì phải cho trẻ niềm tin chắc chắn về một thế giới tốt đẹp. Ở giai đoạn mầm non, trẻ không chỉ bắt chước hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói việc làm của người lớn xung quanh mà trẻ còn thẩm thấu được cả thái độ, tình cảm cũng như suy nghĩ của họ.

Vì vậy, trẻ cần phải sống trong môi trường yêu thương, êm đềm ấm áp, chân thành. Ở đó mọi sự tốt đẹp, bình yên, mọi người đều yêu thương nhau, mọi việc đều kết thúc có hậu. Chúng ta chưa cần cho trẻ biết mặt trái của thế giới về cái ác chiến tranh, thù hằn, cươp bóc… Trẻ cũng cần tránh xa việc kiếm tiền, cãi vã. Cũng tránh đưa trẻ đến việc mang tính hơn thua….những điều này ít làm cho trẻ tiến bộ mà ngược lại, nó gieo mầm cho những ganh ghét, tranh đua, tạo ra cái nhìn thiếu nhân ái giữa người và người.

Nuôi dưỡng và phát triển tính sáng tạo của trẻ

Cô giáo Trần Thị Hằng cho rằng: Để giúp trẻ có thể trải nghiệm các hoạt động trong cuộc sống thông qua lo động bằng chân tay, lớp học Steiner có đầy đủ các học cụ cho trẻ thỏa sức làm các công việc như bố mẹ hàng ngày vẫn làm như nấu cơm, rửa bát đan len, đóng bàn, ghế…

Ở trường, GV làm các việc nhà cùng trẻ để trẻ có hình mẫu bắt chước. GV làm các việc thật của người mẹ, người bố trong gia đình chứ không dạy qua tranh, ảnh hay video. Trẻ chăm chú quan sát và bắt chước, làm cùng cô.

Theo R.Steiner, trẻ ở giai đoạn từ 3-5 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, nuôi dưỡng tâm hồn, từ 7- 14 tuổi mới là thời kỳ phát triển tư duy lôgic. Cho nên, ở trường Steiner trẻ có thể trải nghiệm trong các hoạt động nghệ thuật như vẽ, nặn bằng sáp ong, vẽ chì sáp, kể chuyện, đóng kịch…. Các hoạt động nghệ thuật hoạt động vui chơi luôn đòi hỏi trẻ phải tưởng tượng, sáng tạo.

Hãy chung tay mang đến cho trẻ một tuổi thơ bình yên, hạnh phúc và ý nghĩa để trẻ có một nền tảng chắc chắn khi bước ra thế giới rộng lớn đầy thử thách ngoài kia.

Hãy dạy trẻ yêu thương, chia sẻ, biết ơn những thứ dành cho mình, sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người trước khi dạy để chúng thông minh và kiếm tiền giỏi. Bởi vì, những giá trị của một con người tử tế sẽ làm cho trẻ biết cách tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình và mọi người.

“Trẻ em phát triển tốt nhất ở nơi trẻ được tự do vui chơi, với nhịp điệu và cái đẹp, trong môi trường thân thiện như một gia đình. Điều quan trọng với trẻ mầm non đó cảm giác an toàn và sự tự tin. Trẻ biết mình là duy nhất, là đặc biệt, biết mình đang ở đâu trên thế giới này”, cô giáo Trần Thị Hằng .

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.