Mô hình 'Bán trú dân nuôi' nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Ngay đầu năm học mới, ngành GD&ĐT Đăk Tô chú trọng thực hiện mô hình “Bán trú dân nuôi” nhằm giúp trò có điều kiện tốt nhất đến trường.

Thời gian qua, các trường ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) làm tốt mô hình "Bán trú dân nuôi".
Thời gian qua, các trường ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) làm tốt mô hình "Bán trú dân nuôi".

Duy trì tỉ lệ chuyên cần

Thực hiện chương trình của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Đăk Tô (Kon Tum) và nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Kon Tum về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), Phòng GD&ĐT huyện Đăk Tô triển khai nhiều giải pháp.

Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, Phòng GD&ĐT huyện tham mưu UBND huyện huy động nguồn lực đầu tư cho các trường, nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác bán trú, như: Bếp ăn một chiều, nhà ăn tại điểm trường trung tâm, tổ chức nấu ăn tập trung, cung ứng thức ăn cho trẻ từ điểm trường trung tâm đến các điểm trường lẻ; chỗ cho học sinh ăn, ngủ tại lớp...

Cùng với đó, đơn vị phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Bán trú dân nuôi” ở Trường Mầm non xã Văn Lem, Pô Kô, Trường Tiểu học xã Ngọc Tụ, Trường tiểu học - THCS xã Văn Lem… với tổng số học sinh ăn, ở bán trú là 1.234 em.

Theo đó, công tác tuyên truyền mô hình “Bán trú dân nuôi” được đẩy mạnh, thông qua nhiều hình thức, như: Đăng tải trên các phương tiện thông tin, Website, nhóm zalo của ngành GD&ĐT, thông qua hội nghị, các cuộc họp giao ban ngành Giáo dục và qua các cuộc họp cha mẹ học sinh…

Nhờ vậy, nội dung mô hình “Bán trú dân nuôi” được phổ biến rộng rãi, tác động tích cực trong nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên và người dân ở các xã vùng DTTS.

Trong những năm học qua, Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo 100% các trường mầm non, phổ thông có học sinh bán trú ở vùng DTTS đều tổ chức bán trú, nấu ăn tập trung. Tại đây, các trường được xây dựng bếp ăn một chiều, có nhà ăn tại điểm trường trung tâm.

Đồng thời Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tuyên truyền cha mẹ học sinh, cộng đồng nhận thức rõ việc con em mình ăn, ở tại trường nhằm đảm bảo tốt tỉ lệ chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, vắng học. Bên cạnh đó, học sinh có thời gian học bồi dưỡng, phụ đạo vào buổi chiều. Đặc biệt là giảm dần tỉ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS.

Chuyển biến tích cực

Bữa ăn trưa của HS trương MN Văn Lem.jpg
Bữa trưa của học sinh Trường Mầm non xã Văn Lem.

Cô giáo Nguyễn Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS xã Văn Lem cho hay, những năm học qua, nhà trường đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cha mẹ học sinh.

Qua đó đa số phụ huynh đồng tình ủng hộ thực hiện chủ trương mô hình “Bán trú dân nuôi”. Với sự chung tay của các cấp, ban ngành, nhà trường và phụ huynh tỉ lệ chuyên cần ngày càng được nâng cao với tỉ lệ 99,8-99,9%, học sinh có nhiều thời gian tăng cường tiếng Việt…

Với những nỗ lực của ngành Giáo dục huyện Đăk Tô, năm học 2023–2024, chất lượng giáo dục học sinh DTTS có những chuyển biến tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 6/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI.

Cụ thể, tỉ lệ huy động trẻ em DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 11,54%; trẻ em DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỉ lệ 98,2%. Trong đó tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi DTTS đạt tỉ lệ 100%, 100% trẻ DTTS 3-5 tuổi học mẫu giáo được tăng cường và chuẩn bị tiếng Việt vào học lớp Một.

Cùng với đó, trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỉ lệ 8,33%, đạt so với chỉ tiêu (chỉ tiêu giao năm học 2023-2024 là dưới 10%); trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm tỉ lệ 7,53%; trẻ nhà trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỉ lệ 9,9%; trẻ mẫu giáo suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỉ lệ 9,97%.

Không chỉ vậy, học sinh DTTS cấp tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt tỉ lệ 83,9%; học sinh DTTS cấp THCS có hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ 100%; học sinh DTTS có học lực từ trung bình trở lên đạt tỉ lệ 98,53%, trong đó học lực khá, giỏi đạt tỉ lệ 35,6%.

Những Phần cơm của cacHS trương MN Xã Pô Kô.jpg
Phần cơm đầy đủ dưỡng chất của học sinh Trường Mầm non xã Pô Kô.

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai mô hình “Bán trú dân nuôi” vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như: Nhà ăn, ở bán trú, phương tiện phục vụ sinh hoạt của học sinh bán trú còn thiếu. Ngoài ra, đời sống cha mẹ học sinh người DTTS còn khó khăn nên tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi vẫn khá cao.

Trong năm học 2024-2025, ngành Giáo dục huyện tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội, GD&ĐT. Đồng thời huy động nguồn nhân lực, vật lực để đầu tư cho giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, đáp ứng nhu cầu triển khai mô hình “Bán trú dân nuôi”, nâng cao chất lượng dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.