Lan toả tri thức đến học sinh dân tộc thiểu số

GD&TĐ - Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu văn hóa, làm giàu vốn hiểu biết, chính vì vậy, tại nhiều địa phương văn hóa đọc luôn được chú trọng.

Cô Đoàn Thị Hải Yến giới thiệu những cuốn sách hay, bổ sách đến học sinh.
Cô Đoàn Thị Hải Yến giới thiệu những cuốn sách hay, bổ sách đến học sinh.

Rào cản trong việc tiếp cận sách

Trường THPT Mỏ Trạng (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đóng trên địa bàn vùng cao, học sinh chủ yếu đến từ các thôn bản đặc biệt khó khăn. Không những thế, đa số các em là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện gia đình phần nhiều là khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo.

Theo cô Đoàn Thị Hải Yến, Giáo viên Trường THPT Mỏ Trạng, vì điều kiện thiếu thốn nên phụ huynh chỉ cố gắng đáp ứng được những điều kiện tối thiểu cho con em đi học (quần áo, sách vở, phương tiện đi lại,…). Cũng do nhận thức và thói quen của người dân nên việc đọc sách chưa được quan tâm, dẫn đến việc học sinh không mấy mặn. Qua khảo sát sơ bộ của số học sinh tại trường THPT Mỏ Trạng có sách (ngoài sách giáo khoa) và đọc sách, báo, truyện rất ít, khoảng 10 -15%.

Cô Đoàn Thị Hải Yến là 1 trong 10 cá nhân vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng bằng khen và biểu dương tôn vinh gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

Theo cô Yến, một trong những rào cản trong việc tiếp cận sách của học sinh nhà trường là thiếu nguồn cung cấp sách phong phú để đáp ứng nhu cầu của người đọc. Bởi các hiệu sách xung quanh trường học chủ yếu bán sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đồ lưu niệm, giải trí,... nhưng rất ít sách văn học, sách dạy kỹ năng, sách khoa học,…

“Xu hướng chọn sách của học sinh rất đa dạng, nhưng nhiều nhất vẫn tập trung vào sách tham khảo phục trực tiếp học tập và truyện dành cho tuổi teen, sau đó là các sách kỹ năng, bồi dưỡng cảm xúc và tâm hồn…

Những cuốn sách lành mạnh sẽ giúp các em cải thiện về học tập, cũng như có những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống – biết yêu gia đình, sống có trách nhiệm với bản thân, có ước mơ, biết xây dựng mục tiêu cho tương lai…”, cô Yến bộc bạch.

Học sinh đọc sách trong giờ ra chơi.
Học sinh đọc sách trong giờ ra chơi.

Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh của học sinh, những năm còn làm công tác đoàn cô Yến thường xuyên tham mưu cho nhà trường xây dựng Thư viện thanh niên. Thư viện được xây dựng hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa, với tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Thư viện có đầy đủ bàn, ghế với gần 1.000 đầu sách, có máy vi tính kết nối mạng phục vụ cho việc đọc sách, giải trí và tìm kiếm thông tin.

Tuy nhiên, theo cô Yến, sau một thời gian hoạt động, nguồn sách của thư viện hao mòn và cũng có dấu hiệu tụt hậu thông tin. Chính vì vậy, việc bổ sung nguồn sách là điều rất cần thiết. Do đó, trước mắt, nhà trường kêu gọi hoạt động tặng sách của học sinh, giáo viên góp phần lan tỏa phát huy tinh thần của văn hóa đọc trong nhà trường. Đồng thời, kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường, như: phụ huynh, các nhà sách, các nhà xuất bản,…

Sách về buôn làng

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum tặng sách cho Bộ đội biên phòng.

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum tặng sách cho Bộ đội biên phòng.

Bà Trần Thị Kim Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum chia sẻ, trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp với các trường học luân chuyển sách đến thư viện nhằm phục vụ giáo viên và học sinh.

Bên cạnh đó, phối hợp với các trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm lan tỏa tinh thần đọc sách cho các em, như: Thi kể chuyện sách, Ngày hội đọc sách, tổ chức trò chơi Rung chuông vàng, hoạt động đọc sách – trả lời theo sách, giao lưu tìm hiểu tác giả, tác phẩm, vẽ tranh theo sách, theo chủ đề, xếp mô hình sách nghệ thuật, tổ chức tiết đọc sách trong nhà trường…

Những hoạt động này đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh và giáo viên nhà trường. Ngoài việc đưa sách đến với học sinh vùng sâu vùng xa, đơn vị còn phối hợp với Phòng Chính trị - Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Phòng chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để luân chuyển sách đến các Đồn biên phòng.

Đặc biệt, theo bà Phương thư viện tỉnh đã triển khai hoạt động thư viện lưu động đa phương tiện với tên gọi “Ánh sáng tri thức” nhằm đưa thông tin, tri thức từ sách đến vùng khó. Trong đó chú trọng là bà con dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhằm tạo tiền đề gợi mở cho người dân thấy được lợi ích từ sách và đọc sách.

Ngoài ra, thư viện tỉnh đã bổ sung tài liệu (sách, báo, tạp chí) từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp để xây dựng tủ sách. Trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh bổ sung trên 2.000 bản sách, 8-10 loại báo, tạp chí cho các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh với nội dung liên quan đến pháp luật, khoa học – kĩ thuật….

“Thông qua tìm hiểu kiến thức trên sách báo, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, bà Phương tâm sự.

Học sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận sách từ xe thư viện lưu động "Ánh sáng tri thức".
Học sinh vùng sâu, vùng xa tiếp cận sách từ xe thư viện lưu động "Ánh sáng tri thức".

Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum cho hay, đơn vị dự định sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động bổ ích đến học sinh, người dân. Tuy nhiên, hiện nay thư viện đang gặp một số khó khăn, như: nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất xuống cấp, hệ thống thư viện cấp huyện chưa được kiện toàn, kinh phí dành cho hoạt động thư viện còn hạn chế…

Do đó, bà mong rằng tỉnh ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực Thư viện. Bên cạnh đó, củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện công cộng, đầu tư kinh phí để thực hiện việc chuyển đổi số trong lĩnh vực Thư viện…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.