MiG-35 đang ở đâu?

GD&TĐ - Giới phân tích đang đặt câu hỏi MiG-35 Fulcrum-F của Nga - máy bay chiến đấu được quảng cáo là có thể chống lại F-35 của Mỹ hiện ở đâu?

MiG-35 đang ở đâu?

Trong hơn 900 ngày chiến tranh Ukraine, thế giới đã chứng kiến ​​gần như toàn bộ sức mạnh của hàng không Nga thông qua những chiến đấu cơ Su-25, Su-27, Su-30, Su-34, Su-35 và MiG-29, và thậm chí còn có những lời bàn tán về sự hiện diện ngắn ngủi của Su-57 .

Tuy nhiên chiếc tiêm kích được gọi là "sát thủ F-35", theo cách người Nga gọi MiG-35, lại thiếu vắng một cách đáng chú ý.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng của Mỹ Peter Suciu đã đặt câu hỏi: "MiG-35 ở đâu" ? Nhà phân tích lưu ý rằng MiG-35 vẫn được đánh giá giống một chiêu trò tiếp thị hơn là đối thủ thực sự của các máy bay chiến đấu phương Tây như F-35.

Thực tế chiến trường đã làm dấy lên sự hoài nghi về hiệu quả và tương lai của MiG-35. Nói một cách thẳng thắn, một "chiêu tiếp thị" đã được người Nga sử dụng.

Mặc dù tuyên bố có radar tiên tiến với hiệu suất vượt trội, MiG-35 vẫn chưa được thử nghiệm nhiều, với số lượng ít và hạn chế sử dụng, ông Suciu kết luận trong bài phân tích của mình: "Nga đang phải vật lộn để tìm kiếm người mua nước ngoài và việc đưa MiG-35 vào chiến trường Ukraine vẫn chưa được xác nhận".

Russia-shots-its-most-advanced-fighter-the-MiG-35-Fulcrum-F.jpg
Tiêm kích MiG-35 chỉ là sản phẩm của truyền thông Nga.

Không giống như Su-57, MiG-35 phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước từ các tiêm kích khác, đặc biệt là từ Sukhoi. Hiện tại Su-30, Su-35 và Su-57 được ưa chuộng hơn MiG-35, chủ yếu là do khả năng vượt trội của chúng và lợi ích hậu cần khi duy trì một đội bay thống nhất.

Một khía cạnh thú vị khác là sự thiếu quan tâm từ khách hàng quốc tế. Một số nhà phân tích có thể chỉ ra các yếu tố như chiến tranh Ukraine hoặc Đạo luật CAATSA của Mỹ, nhưng đó không phải là vấn đề cốt lõi.

Vũ khí Nga luôn tìm được người mua, không giống như Su-57 được nhiều quốc gia để mắt tới, MiG-35 đơn giản là không thu hút được sự chú ý, thậm chí ngay cả trong Không quân Nga.

MiG-35 đã phải vật lộn để đảm bảo có đơn đặt hàng nhưng Không quân Nga đã lựa chọn các tiêm kích khác, chẳng hạn như Su-35 và Su-57 có hiệu suất vượt trội về tầm bay, tải trọng vũ khí và tính linh hoạt. Việc thiếu nhu cầu sẽ càng làm suy yếu khả năng tồn tại của chương trình MiG-35.

Chính phủ Nga đang chịu áp lực tài chính, gánh nặng ngân sách đã dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng, khiến việc mua sắm thêm một nền tảng tiêm kích chưa cho thấy lợi thế rõ ràng so với các lựa chọn hiện tại trở nên khó khăn. Do vậy khả năng sản xuất thêm MiG-35 là không có.

Bên cạnh đó, nhà báo Harrison Kass của tờ National Interest chỉ ra rằng “Chỉ có 6 chiếc MiG-35 được chuyển giao cho Không quân Nga” và số lượng chỉ dừng lại ở đó.

Năm ngoái, ông Sergei Korotkov - nhà thiết kế chính của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất cho biết MiG-35 đã tham chiến tại Ukraine. Tuy nhiên không có bằng chứng chắc chắn nào về điều này, ngoài các tuyên bố từ các quan chức Nga.

Nga liên tục khoe khoang về vũ khí "tiên tiến" của mình nhưng thường không đưa ra bằng chứng chắc chắn. Điều này khiến cho việc coi MiG-35 là thứ gì đó khác ngoài một nguyên mẫu MiG-29K đã được cải tiến ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Tiêm kích MiG-35 chưa được Không quân Nga tỏ ý quan tâm.
Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.