Mẹo hay giúp trẻ tiết kiệm, không lãng phí thức ăn

GD&TĐ - Những đứa con của bạn đang lãng phí thức ăn? Ngay lúc này, bạn hãy lập kế hoạch giảm thiểu lãng phí thực phẩm trong ngôi nhà của mình.

Dạy trẻ về nguồn gốc thực phẩm là cách hiệu quả nhất để chúng biết tiết kiệm thức ăn hàng ngày. (Ảnh: ITN).
Dạy trẻ về nguồn gốc thực phẩm là cách hiệu quả nhất để chúng biết tiết kiệm thức ăn hàng ngày. (Ảnh: ITN).

Thực tế, 1/3 tổng số thực phẩm được sản xuất cho con người tiêu thụ bị thất thoát hoặc lãng phí trên toàn thế giới, lên tới khoảng 1,3 tỷ tấn mỗi năm, bất chấp thực tế là 21 triệu người trên toàn thế giới bị đói mỗi ngày.

Ngày nay, việc giảm lãng phí thực phẩm ở cấp độ hộ gia đình là rất quan trọng, đặc biệt khi xét đến giá thực phẩm và số lượng trẻ em nghèo khổ phải chịu đói đi ngủ mỗi đêm.

Dưới đây là 4 cách giúp các bậc cha mẹ dạy con ý thức tiết kiệm thực phẩm:

Giải thích cho con hiểu thức ăn đến từ đâu

Dạy trẻ về nguồn gốc thực phẩm là cách hiệu quả nhất để chúng biết tiết kiệm thức ăn hàng ngày.

Cho con đến gặp người bán thịt và người bán rau ở gần nhà (hoặc thậm chí đưa con đi thăm trang trại) để xem có bao nhiêu công việc cần làm để sản xuất thực phẩm.

Bắt đầu hướng dẫn con cách làm vườn và dạy con cách trồng những thứ đơn giản như giá đỗ, rau mùi...

Chứng kiến một hạt giống biến thành thứ có thể ăn được là một bài học sâu sắc về giá trị của thực phẩm.

Khi có thể, hãy cho con tham gia vào quá trình nấu ăn. Đây cũng là một hoạt động thú vị khiến trẻ hứng thú với bữa ăn.

Chuẩn bị những khẩu phần ăn nhỏ hơn

2. Hay bat dau bang cach.jpg
Hãy bắt đầu bằng cách cho con ăn những phần nhỏ. (Ảnh: ITN).

Chúng ta thường xuyên đổ đầy khay hoặc bát ăn của trẻ, để rồi phần lớn bữa ăn của chúng bị... vứt đi.

Thay vào đó, hãy bắt đầu bằng cách cho con ăn những phần nhỏ (bạn luôn có thể phục vụ thêm khi con đã ăn xong). Cách này cũng cho phép bạn dễ dàng bảo quản thức ăn thừa, tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị những bữa ăn thân thiện với trẻ em.

Lập kế hoạch bữa ăn và nấu ăn theo đợt

Lên kế hoạch bữa ăn hàng tuần một cách cẩn thận. Ví dụ, mì gạo của ngày hôm qua có thể được chế biến thành món súp cho ngày hôm nay, đồng thời các món nấu theo mẻ như salad hoa quả cần được bảo quản tốt trong tủ lạnh, đảm bảo bạn có sẵn những bữa ăn lành mạnh trong vài ngày.

Đóng gói hộp cơm trưa thông minh

Hãy để ý đến những gì còn lại trong hộp cơm trưa của con và điều chỉnh nếu cần. Để giảm rác thải và nhựa độc hại, hãy tận dụng các hộp đựng có thể tái sử dụng để đựng thực phẩm và đồ uống, đồng thời biến thức ăn thừa thành bữa ăn nhẹ. Nếu con thích ăn với trái cây trong hộp đã ăn dở, hãy thử cắt nhỏ để dễ tiêu thụ hơn.

Theo các nghiên cứu, việc đưa táo cắt lát cho trẻ em sẽ làm tăng khả năng trẻ ăn chúng lên tới 61%.

Lắng nghe nhu cầu ăn uống của trẻ

Nhiều người ăn theo trực giác không phải lúc nào cũng ăn hết khẩu phần của mình. Thật khó để ước tính lượng thức ăn cơ thể bạn cần trong một ngày nhất định.

Thực tế, sự thèm ăn của chúng ta thay đổi do nhu cầu thể chất, bệnh tật và quá trình phục hồi, mức độ tập thể dục và hoạt động, căng thẳng tinh thần, thuốc men, thời gian trong năm, hormone, nhiệt độ (một số người trong chúng ta ăn ít hơn khi trời nóng) và những thay đổi trong quá trình trao đổi chất. Trẻ em cũng vậy.

Hơn nữa, mỗi đứa trẻ có sở thích ăn uống rất khác nhau, đặc biệt là khi cơ thể chúng đang phát triển. Có ngày trẻ muốn ngấu nghiến tất cả thức ăn hiện có trong nhà; những ngày khác chúng hầu như không muốn ăn. Điều này là bình thường, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo.

Bạn không thể mong đợi con ăn hết khẩu phần, nhiều người lớn cũng bỏ lại thức ăn, đặc biệt là khi họ đang lắng nghe kỹ các dấu hiệu no của mình.

Khi chúng ta ăn, mục tiêu không phải là dọn sạch bữa ăn - ăn cho đến khi chúng ta no kềnh càng, ăn vừa đủ mới là điều thực sự quan trọng, và dĩ nhiên điều này không phụ thuộc vào số lượng thức ăn.

Theo knysnaplettherald.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ