Trẻ so sánh mình với người khác là một phần hành vi bình thường của con người. Nhưng điều có thể xảy ra là chúng không chỉ nhận thấy sự khác biệt mà còn nhận thấy một người có “nhiều hơn” và một người có “ít hơn”.
Chúng bắt đầu coi việc không có thứ gì đó có nghĩa là cuộc sống không có đủ: đủ tốt, đủ thông minh hoặc thậm chí đủ tử tế.
Tuy nhiên, cha mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển cảm xúc của con mình bằng cách cho chúng thấy rằng chúng chỉ nên so sánh mình với chính mình.
Giúp trẻ tự so sánh cho phép chúng nhận thấy sự trưởng thành của bản thân và làm chủ công việc khó khăn của mình.
Khi đạt được mục tiêu, chúng biết lý do tại sao - và khi không đạt được, chúng biết cách tiếp tục tiến về phía trước.
Dưới đây là 3 chiến lược giúp con xây dựng kỹ năng tự so sánh:
Tránh so sánh con bạn với người khác
Khi bạn so sánh con mình với người khác, điều đó dạy chúng nhìn ra giá trị của chúng. Nó cho chúng thấy rằng chúng có thể “xếp hạng” bản thân - chúng tốt hơn hoặc kém hơn người khác.
Vấn đề là luôn có người khác to lớn hơn, nhanh hơn, thông minh hơn hoặc giỏi hơn. Mục tiêu của trẻ không phải là “trở thành người giỏi nhất” mà là “trở thành phiên bản giỏi nhất của chính mình”.
Sonja Lyubomirsky - nhà tâm lý học tại Đại học California, Riverside, đồng thời là tác giả cuốn sách “The How of Happiness” - viết: “Những người hạnh phúc sử dụng bản thân mình để đánh giá nội tâm”.
Họ nhận ra khi ai đó “tốt hơn” nhưng họ không để điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình mà luôn tập trung vào việc cải thiện bản thân. Cô nói: “Một người chạy bộ hạnh phúc so sánh bản thân với lần chạy cuối cùng của mình chứ không phải với những người khác nhanh hơn”.
Và mặc dù chúng ta có thể nghĩ rằng mình không bao giờ so sánh con cái mình, nhưng điều đó có thể xuất hiện theo những cách không ngờ, chẳng hạn: “Con xem, bạn Đạt dậy sớm chưa này”.
Bằng cách đó, bạn đang nói với con rằng con kém năng lực hơn Đạt. So sánh con với người khác cũng có thể dẫn đến lòng tự trọng kém hoặc mối quan hệ bị tổn hại vì ghen tị.
Để giúp thúc đẩy tư duy phát triển, hãy giúp con bạn hướng nội và tự suy ngẫm về những gì chúng đã làm và kết quả chúng đạt được. Điều này cho phép con xây dựng mối liên hệ giữa hành động, cảm xúc và kết quả của chúng.
Chúc mừng sự tiến bộ của con thay vì tôn vinh kết quả
Khi bạn giúp con mình nuôi dưỡng tư duy phát triển, bạn muốn tập trung vào sự tiến bộ của chúng - không nhất thiết là kết quả. Không quan trọng con giành được vị trí nào trong cuộc đua, mà là con đã cải thiện thời gian của mình hay “đã cống hiến hết mình”.
Nhấn mạnh ý tưởng cố gắng hết sức - bất kể kết quả ra sao - củng cố ý tưởng rằng con là đối thủ cạnh tranh của chính mình. Việc người khác nhanh hơn hay tốt hơn không thành vấn đề. Điều quan trọng là nỗ lực và quyết tâm của con.
Xây dựng tư duy phát triển có nghĩa là chúng ta tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng của mình và trở nên tốt hơn trước đây. Sự phát triển và học hỏi cá nhân của chúng ta luôn là về chúng ta chứ không phải ai khác.
Con có thể không phải là người giỏi nhất lớp và điều đó không sao cả. Điều quan trọng là con đã tiến bộ hơn lần trước, và con sẽ tiếp tục cố gắng cũng như làm việc chăm chỉ.
Bạn có thể hỏi con xem chúng đang làm gì để trở nên tốt hơn. “Con cảm thấy thế nào khi biết việc luyện tập đang giúp con tiến bộ?
Dạy con cách thiết lập và theo dõi các mục tiêu cá nhân
Theo Nhà tâm lý học Leslie Riopel, khi bạn giúp con mình đặt ra và tập trung vào mục tiêu của chúng, điều đó sẽ dẫn đến ba hành vi chính: tạo ra hành vi mới, xây dựng sự tập trung và phát triển động lực.
Việc tạo ra những hành vi mới để đạt được mục tiêu cho phép trẻ thấy được những gì chúng cần làm để đạt được kết quả mong muốn cuối cùng.
Con cần có khả năng nhìn thấy sự khác biệt giữa vị trí của chúng (không cần phán xét) và vị trí mà chúng muốn. Một mục tiêu rõ ràng, tập trung có thể giúp con thay đổi hành vi để đạt được mục tiêu đó.
Hãy hỗ trợ con bằng cách hỏi: “Con cần xây dựng và rèn luyện những thói quen nào để đạt được mục tiêu của mình?”
Tập trung vào một mục tiêu sẽ giúp con tạo động lực hướng tới mục tiêu đó. Con tiếp thu công việc mà con đã thực hiện. Một thành công nhỏ sẽ tạo động lực để đạt được thành công khác, v.v.
Để giúp con nhận ra động lực, bạn có thể hỏi: “Con cảm thấy thế nào khi đạt được tiến bộ hướng tới mục tiêu của mình?”
Khi con tiến bộ, hãy ghi nhận điều đó, dù nhỏ đến đâu. Ngay cả một vài bước nhỏ cũng có thể đồng nghĩa với việc đạt được những khả năng mới.
Cho phép con tận hưởng những chiến thắng nho nhỏ. Tạo biểu đồ theo dõi hàng ngày giúp nhắc nhở con rằng con đang làm việc chăm chỉ.