Mang 'Trường học hạnh phúc' đến Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2023

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Loạt bài 'Trường học hạnh phúc' của nhóm tác giả báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng mang đến hình ảnh về những lớp học sôi nổi, tích cực.

Tác giả Trần Thành (phải) trò chuyện cùng học sinh. Ảnh: NVCC.
Tác giả Trần Thành (phải) trò chuyện cùng học sinh. Ảnh: NVCC.

Tại Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2023, nhóm tác giả Phạm Quang Trường, Trần Thành, công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng đã dự thi loạt bài “Trường học hạnh phúc”.

Hoạt động tiêu biểu của ngành

Chia sẻ về tác phẩm, nhà báo Phạm Quang Trường cho biết: Là phóng viên theo dõi mảng Giáo dục, vào đầu năm học mới, tôi sẽ chủ động tìm hiểu những hoạt động của ngành Giáo dục, tìm kiếm những chương trình tiêu biểu của ngành để viết bài. Nhận thấy dự án “Trường học hạnh phúc” đang được triển khai ở nhiều địa phương, trong các trường phổ thông nên tôi đã lựa chọn đề tài này để thực hiện loạt bài dài kỳ.

Nhà báo Phạm Quang Trường trong một lần tác nghiệp. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Phạm Quang Trường trong một lần tác nghiệp. Ảnh: NVCC.

“Trước khi bắt tay vào sản xuất, tôi đã lên ý tưởng cho chùm bài như phải làm những gì, phải phỏng vấn ai để bài viết có chiều sâu. Trong loạt bài, tôi và đồng nghiệp đã làm rõ mô hình “Trường học hạnh phúc” là gì, được triển khai như thế nào; cảm nghĩ của thầy cô, học sinh về mô hình này.

Bài cuối cùng là phỏng vấn chuyên gia Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ giáo dục phổ thông Việt Nam về dự án tập huấn cho 10.000 hiệu trưởng về mô hình trường học hạnh phúc”, anh Quang Trường cho hay.

Nhớ lại những kỷ niệm trong quá trình tác nghiệp, nhà báo Quang Trường nói cảm thấy may mắn khi gặp được những thầy cô giáo tâm huyết với học trò. Có những giáo viên sẵn sàng dành ra hàng giờ chia sẻ với phóng viên về chuyện nghề giáo và làm thế nào để xây dựng một lớp học sôi nổi, vui vẻ và hạnh phúc.

“Đó là những thầy cô mà tôi rất trân trọng”, anh Quang Trường bộc bạch.

Nhà báo Phạm Quang Trường. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Phạm Quang Trường. Ảnh: NVCC.

Ngoài ra, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng là tờ báo dành cho thiếu nhi nên phóng viên đã gắn bó nhiều năm với các nhà trường và học sinh. Vì vậy, trong quá trình khai thác thông tin, các thầy cô đều chia sẻ rất cởi mở. Nhờ đó, nhóm tác giả đã thu thập được nhiều thông tin hữu ích từ phía các nhà trường để có thể tạo nên bài viết mang hàm lượng thông tin lớn về mô hình “Trường học hạnh phúc”.

“Sang năm sau, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng sẽ Kỷ niệm 70 năm ngày ra số báo đầu tiên. Là phóng viên của báo được tham gia và dự giải báo chí có uy tín như Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam, tôi rất tự hào vì đã góp sức mình trong truyền thống lâu đời của một tờ báo dành cho thiếu nhi”, tác giả Quang Trường bày tỏ.

Nhà báo Trần Thành trò chuyện cùng thầy trò nhà trường. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Trần Thành trò chuyện cùng thầy trò nhà trường. Ảnh: NVCC.

Hoà mình cùng học sinh

Chia sẻ thêm về quá trình triển khai tác phẩm, nhà báo Trần Thành cho biết, thực hiện loạt bài “Trường học hạnh phúc” là kỷ niệm rất đáng nhớ vì 2 anh em cùng cơ quan nhưng ở 2 vùng miền khác nhau, lần đầu tiên cùng nhau phối kết hợp thực hiện đề tài này. Sản phẩm “đầu tay” của 2 anh em mang lại kết quả đáng nhớ.

“Muốn học sinh nói chuyện, chia sẻ thì bản thân phóng viên phải chịu khó trò chuyện, hòa mình với các em. Đến khi học sinh cảm thấy mình giống như người bạn, người anh người chị thì các em sẽ cởi mở chia sẻ”, anh Trần Thành nói.

Bên cạnh đó, phóng viên Trần Thành cho hay khó khăn lớn nhất khi triển khai tác phẩm là chụp hình. Để chụp được khoảnh khắc học sinh vui chơi thoải mái, nở nụ cười tự nhiên, hạnh phúc là rất khó.

Nhà báo Trần Thành (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng giáo viên, học sinh. Ảnh: NVCC.

Nhà báo Trần Thành (trái) chụp ảnh lưu niệm cùng giáo viên, học sinh. Ảnh: NVCC.

Nếu phóng viên chủ đích dựng cảnh, hình ảnh sẽ thiếu tự nhiên nên phải dành thời gian làm quen, chơi cùng học sinh. Khi học sinh không còn cảm giác có người đứng ngoài chăm chăm chụp hình mới “buông bỏ phòng vệ” và thoải mái thể hiện cảm xúc. Nhờ vậy, phóng viên sẽ chụp hình dễ dàng hơn. Những bức ảnh sẽ sinh động và có hồn hơn.

“Mong muốn lớn nhất của tôi khi thực hiện tác phẩm này là góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng trường học thực sự là trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Không chỉ thầy cô, học sinh hạnh phúc mà phụ huynh cũng là những người hạnh phúc khi cho con cái theo học ở ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc ấy”, anh Thành cho hay.

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, phóng viên Quang Trường cho rằng người làm báo cần có sự nhạy bén trong việc phát hiện đề tài, có kỹ năng tốt để biến từ đề tài thành sản phẩm báo chí. Ngoài ra, người làm báo cần xây dựng nguồn tin trong lĩnh vực mình theo dõi. Nguồn tin này là những người sẵn sàng cung cấp thông tin, thẳng thắn chia sẻ với phóng viên để có những bài viết chất lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.