Các nhà sinh vật cũng đã từng đưa một vài nhóm nhỏ hải ly trở lại khu bảo tồn nhưng đây là trường hợp đầu tiên người ta phát hiện thấy một con hải ly sống hoang dã.
Sau khi tìm thấy vài vết cắn trên thân cây gần sông Outter, một nhà sinh vật nghỉ hưu có tên Tom Buckley đã chuẩn bị nhiều thiết bị chụp ảnh đặc biệt, trong đó có loại máy ảnh tự động chụp khi phát hiện thấy vật thể chuyển động.
Khi kiểm tra máy, ông đã phát hiện ra một con hải ly xuất hiện trong vài bức ảnh, đang dùng răng gặm vào thân cây. Con hải ly trong bức hình được tin là đã từng xuất hiện vào hồi tháng 7 và được trông thấy bởi một người khác là bà Lorna Douglas, 35 tuổi khi bà đang dắt chó đi dạo.
Khi phát hiện nhiều thân cây trong vùng có dấu vết bị hư hại, nhiều người nghĩ đây là do một vài nông dân đã cố tình dùng rìu để phá hoại, tuy nhiên, giờ có lẽ họ đã hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng lạ này.
Câu hỏi đặt ra là liệu còn con hải ly nào khác cũng sống trong vùng này hay không, vì hải ly là loại động vật sống theo đàn. Theo các nhà khoa học, tuổi thọ trung bình của hải ly hoang dã là 24 năm.
Rất nhiều cây cối trong vùng bị hư hại bởi con vật |