Loại bom bí mật có thể làm nổ tung máy bay Ai Cập

Ngày càng xuất hiện nhiều quan ngại về việc chuyến bay 804 của hãng Egypt Air bị rơi do một thiết bị nổ đặt trong máy tính xách tay cá nhân.

Loại bom bí mật có thể làm nổ tung máy bay Ai Cập
loai-bom-bi-mat-co-the-lam-no-tung-may-bay-ai-cap

Chiếc máy bay gặp nạn của hãng hàng không Ai Cập EgyptAir. Ảnh: CNN

Ngày 25/5, hãng thông tấn AAP của Australia dẫn một nguồn tin giấu tên từ ủy ban điều tra vụ máy bay MS804 của hãng EgyptAir gặp nạn cho hay cơ quan chức năng đến nay mới chỉ tìm thấy những phần thi thể rất nhỏ, không lớn hơn lòng bàn tay, chứng tỏ nhiều khả năng một vụ nổ đã xé toạc chiếc máy bay xấu số.

Giả thuyết này càng củng cố nhận định của các điều tra viên rằng chiếc máy bay chở 66 người rơi trên Địa Trung Hải hôm 19/5 có thể đã bị đánh bom khủng bố chứ không phải gặp trục trặc kỹ thuật.

Điều đó cũng làm dấy lên khả năng chiếc máy bay đã bị tấn công bằng một loại thiết bị nổ mới được cài tinh vi trong máy tính xách tay, tương tự trường hợp xảy ra trên chiếc máy bay của Somali khiến một hành khách bị thổi bay ra ngoài và thiệt mạng hồi tháng 2, theo Mirror.

Trong vụ việc đó, một chiếc laptop đã phát nổ ngay sau khi chiếc máy bay mang số hiệu 159 của hãng Daallo Airlines cất cánh từ Mogadishu, thủ đô Somali. Một hành khách đã rơi xuống đất tử vong sau khi bị hút ra ngoài máy bay qua lỗ hổng do quả bom gây ra trên thân chiếc Airbus A321.

Rất may là phi công đã nỗ lực hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Mogadishu với một lỗ hổng trên thân máy bay mà không có thêm bất cứ trường hợp tử vong nào khác. Các chuyên gia cho rằng chiếc máy bay không bị xé toạc sau vụ nổ là do nó chưa đạt đến độ cao tối đa, nơi không khí rất loãng, và chỉ cần một lỗ thủng trên thân là máy bay có thể nổ tung như một quả bóng bay.

Trước khi chiếc Airbus A320-232 của EgyptAir biến mất khỏi màn hình radar, hệ thống ACARS trên máy bay đã gửi về trung tâm kiểm soát không lưu tín hiệu cảnh báo khói trong buồng vệ sinh và khu vực chứa các thiết bị điện tử quan trọng.

Các điều tra viên của Pháp cho rằng các tín hiệu cảnh báo khói có thể được phát đi ngay cả khi không có đám cháy trong máy bay mà chỉ là một vụ nổ. Theo họ, khi thân máy bay bị thủng sau một vụ nổ, máy bay bị giảm áp đột ngột, nhiệt độ bên trong khoang giảm rất nhanh, khiến hơi nước ngưng tụ thành sương mù trong các khoang kín, làm các cảm biến nhận diện đây là khói và phát tín hiệu báo động.

Trong trường hợp của chiếc máy bay Ai Cập, một quả bom đặt trong máy tính xách tay hoàn toàn có thể tạo ra kịch bản đó.

Loại bom mới này mới đây được các chuyên gia về an ninh hàng đầu thế giới lên tiếng cảnh báo về độ nguy hiểm và mức độ thông dụng trong thời gian tới.

Robert Liscouski, cựu nhân viên cao cấp của Cơ quan An ninh Nội địa Mỹ và William McGann, giám đốc điều hành công ty sản xuất thiết bị phát hiện chất nổ Implant Sciences nhận định rằn thiết bị nổ được cài đặt trong một máy tính xách tay trên chiếc máy bay của Somali là "lời cảnh báo đối với các cơ quan an ninh và những người đang làm việc trong lĩnh vực phát hiện chất nổ".

Trong một báo cáo chung, hai chuyên gia này cho biết các nhóm khủng bố trên thế giới đã tổ chức một cuộc thi với khoản tiền thưởng cao để khuyến khích những kẻ chế tạo bom tìm ra các công nghệ mới có thể vượt qua hệ thống an ninh tại sân bay để đưa thiết bị nổ lên máy bay.

loai-bom-bi-mat-co-the-lam-no-tung-may-bay-ai-cap-1

Hành trình cuối cùng của chiếc máy bay xấu số. Đồ họa: BBC

Các chuyên gia của tổ chức phân tích tình báo Stratfor mới đây cũng nhận định việc không có tổ chức khủng bố nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ máy bay Ai Cập rơi bởi nhiều khả năng chúng đã tìm ra một phương thức tấn công máy bay mới và muốn che giấu điều đó trước nhà chức trách.

Tổ chức này lý giải rằng sau vụ đánh bom chuyến bay 434 của hãng hàng không Philippines Airlines hồi tháng 12/1994, không có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm, vì những kẻ lên kế hoạch tấn công đã hy vọng có thể cải tiến thiết bị gây nổ sử dụng trong vụ này để thực hiện một cuộc tấn công lớn hơn nhắm vào 10 hãng hàng không xuyên Thái Bình Dương.

Các vụ dùng bom đế giày năm 2001 và bom quần lót năm 2009 nếu thành công, các điều tra viên sẽ phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới có thể tìm ra nguyên nhân khiến chiếc máy bay gặp nạn, tạo điều kiện cho những kẻ khủng bố thực hiện các vụ tấn công tương tự.

Rất có thể những tên khủng bố cho rằng việc gài bom vào máy tính xách tay là phương thức tinh vi mới, cho phép chúng tiếp tục sử dụng trong những kế hoạch tấn công trong tương lai, giới phân tích nhận định.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.