Belarus thử tên lửa đánh chặn mới cho hệ thống phòng không 'Buk nội địa'

GD&TĐ - Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Belarus đã hoàn thành thử nghiệm tên lửa 9M318 được phát triển cho tổ hợp phòng không Buk-MB2.

Belarus thử tên lửa đánh chặn mới cho hệ thống phòng không 'Buk nội địa'

Thông tin trên đã được đăng tải bởi Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nhà nước Belarus. Theo thông báo, các vụ thử tên lửa diễn ra gần biên giới với Ukraine, tại khu vực thao trường số 41 trước đây - nơi vẫn được sử dụng để huấn luyện ném bom từ những năm 1960.

Khu vực này hiện được bao phủ bởi vùng cấm bay mới có hiệu lực đến ngày 20 tháng 12 năm 2024, trong đó đình chỉ hoạt động tất cả các loại máy bay ở độ cao lên tới 20 km.

Belarus thử nghiệm tên lửa phòng không 9M318.

Tên lửa đang được phát triển bởi Phòng nghiên cứu và phát triển TSP, bài kiểm tra đầu tiên của nó diễn ra vào ngày 27 tháng 2 năm 2020, trong khi các cuộc thử nghiệm cũng được tiến hành vào tháng 3 năm 2023.

Đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng Belarus lưu ý rằng tên lửa được tạo ra bằng vật liệu composite và đầu dẫn đường của nó có khả năng phát hiện mục tiêu được chế tạo bằng công nghệ giảm thiểu tín hiệu radar.

9M318 được thiết kế để tấn công các mục tiêu cơ động khí động học tốc độ cao, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm và trực thăng.

Ngoài ra theo nhà phát triển, tên lửa này có thể hoạt động trong điều kiện có các biện pháp chế áp điện tử cường độ cao, cũng như tấn công cả mục tiêu mặt đất có diện tích phản xạ radar. Phạm vi tấn công mục tiêu được tuyên bố là 70 km ở độ cao từ 15 mét đến 25 km.

samohidna-vogneva-ustanovka-9a318k-zrk-buk-m3bk-na-shasi-mzkt-692250-z-zkr-9m38mb.jpg
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không Buk-MB2.

Tổ hợp phòng không Buk-MB2, đôi khi còn xuất hiện dưới cái tên Buk-MB3K có thể được gọi là phiên bản Belarus của hệ thống Buk do Liên Xô - Nga chế tạo. Hệ thống này sử dụng khung gầm xe việt dã MZKT-692250 8x8.

Đối với hệ thống phòng không của Belarus, một trạm radar mới với ăng ten mảng pha, trạm theo dõi và phát hiện mục tiêu quang - điện tử mới đã được phát triển, bao gồm máy đo khoảng cách laser, máy ảnh nhiệt và kênh quang học để phát hiện và theo dõi mục tiêu.

Được biết hệ thống quang học có thể phát hiện các mục tiêu tương tự máy bay chiến đấu MiG-29 ở khoảng cách lên tới 40 km và với sự trợ giúp của radar - lên tới 130 km.

Các thiết bị điện tử của tổ hợp cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời tới 6 mục tiêu trên không.

Hệ thống phòng không dự kiến ​​sẽ được trang bị tên lửa đánh chặn 9M318 và 9M38MB sản xuất trong nước, thực chất là bản sao được sửa đổi của tên lửa phòng không 9M317 và 9M38 của Nga.

Tên lửa 9M318 khác với 9M317 "cơ bản" chủ yếu ở sự hiện diện của đầu dò radar chủ động có hiệu suất cao hơn nhiều.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ