Tổng thống Putin: Tên lửa Oreshnik làm giảm nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân

GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng sự hiện diện của hệ thống tên lửa Oreshnik sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Putin: Tên lửa Oreshnik làm giảm nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân

Ông Putin tuyên bố điều này tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển Xã hội Dân sự và Nhân quyền, lưu ý rằng Nga không thắt chặt mà đang cải thiện học thuyết hạt nhân của mình.

Theo Tổng thống Nga, ưu tiên hàng đầu là phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao như Oreshnik, với khả năng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.

Hệ thống tên lửa Oreshnik là sản phẩm phát triển mới nhất của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Theo các chuyên gia, tên lửa được trang bị nhiều đầu đạn, cho phép nó tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc.

Việc sử dụng tên lửa Oreshnik gần đây đã chứng tỏ tính hiệu quả cao của nó khi tấn công nhà máy quốc phòng Yuzhmash của Ukraine ở Dnepr, gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở này.

Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng việc sử dụng rộng rãi tên lửa Oreshnik có sức mạnh tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng không gây ra hậu quả tàn phá tương tự đối với môi trường và dân cư.

Ông Putin lưu ý rằng những vũ khí chính xác như vậy cho phép Nga bảo vệ hiệu quả lợi ích của mình cũng như đảm bảo an ninh mà không cần phải dùng tới kho vũ khí hạt nhân.

cx.png
Cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik được nhận xét có sức mạnh tương đương vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Học thuyết hạt nhân cập nhật của Nga, được Tổng thống Putin phê chuẩn vào tháng 11 năm 2024 đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế.

Văn bản quy định việc sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động gây hấn chống lại nước này hoặc các đồng minh của Moskva bằng cách sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu việc sử dụng vũ khí thông thường đe dọa đến sự tồn tại của nhà nước.

Mặc dù vậy, trọng tâm là phát triển và sử dụng vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao, như Oreshnik, với khả năng thực hiện cả nhiệm vụ cấp chiến lược mà không làm leo thang thành xung đột hạt nhân.

Nhiều chuyên gia quốc tế lưu ý rằng việc phát triển các hệ thống chiến đấu như tên lửa siêu thanh Oreshnik sẽ làm thay đổi triệt để cán cân quyền lực và phương pháp tiếp cận chiến lược răn đe.

Tên lửa siêu thanh Oreshnik tấn công nhà máy Yuzhmash của Ukraine.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.