Lo ngại tên lửa từ Triều Tiên, Nhật Bản nâng cấp "lá chắn tên lửa"

Ngày 30/7, chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng đưa ra cảnh báo có thể tuyên bố tình trạng chiến tranh với Mỹ và quan ngại về khả năng công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Tokyo đã quyết định nâng cấp toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa.

Lo ngại tên lửa từ Triều Tiên, Nhật Bản nâng cấp "lá chắn tên lửa"

Theo đó, Nhật sẽ nâng cấp tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 trước khi Thế vận hội Tokyo Olympic Games dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2020. Liên quan tới vấn đề này, tờ báo Japan Times đăng tải, giới chức quốc phòng Nhật mong muốn hiện đại hóa sâu hệ thống PAC-3 để tăng tầm bắn cũng như độ chính xác để chống lại các dòng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Trong báo cáo đệ trình Quốc hội Nhật, Bộ Quốc phòng nước này tiếp tục đề xuất đã bị trì hoãn suốt một thập niên qua là nâng cấp toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa để ngăn ngừa khả năng Bình Nhưỡng có thể tấn công phủ đầu Hàn Quốc và Nhật bằng tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù đây có thể là hành động tự sát và khơi mào cho cuộc trả đũa hạt nhân.

Lo ngai ten lua tu Trieu Tien, Nhat Ban nang cap
Lo ngai ten lua tu Trieu Tien, Nhat Ban nang cap

Tổ hợp tên lửa đánh chặn PAC-3 Patriot trong biên chế Quân đội Nhật Bản.

Hiện chưa có nhiều thông tin về gói nâng cấp hệ thống PAC-3 của Nhật, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ được nâng cấp lên chuẩn Missile Segment Enhancement giúp tăng gấp đôi tầm bắn hiệu dụng của các tổ hợp lên tới 30km và chương trình sẽ được khởi động ngay từ đầu năm 2017.

“Việc nâng cấp hệ thống PAC-3 là cần thiết để đối phó với tên lửa Musudan của Triều Tiên”, một quan chức quốc phòng Nhật giấu tên nói với tờ Japan Times.

Theo nhiều nguồn tin khác, hãng chế tạo Mitsubishi Heavy Industries (MHI), sẽ nâng cấp các tổ hợp PAC-3 của Quân đội Nhật theo giấy phép từ các hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin và Raytheon. Chương trình này sẽ bắt đầu từ tháng 4-2017.

Trong khi nhiều chuyên gia quân sự đánh giá tuyên bố của Bình Nhưỡng về khả năng tuyên chiến với phương Tây là xa vời và viển vông, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật lại có lý do để lo ngại về vấn đề này. Đặc biệt là tuyên bố hồi đầu năm của Triều Tiên về khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ để lắp trên các tên lửa đạn đạo. Mặc dù các vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên, trong đó có tên lửa Musudan, cơ bản thất bại, nhưng cũng đủ để Tokyo cảm thấy đang ở trong tầm ngắm. Giới chuyên gia quân sự phân tích, tên lửa Musudan ở pha cuối có thể cung cấp sơ tốc cho đầu đạn mang theo (thông thường hoặc hạt nhân) đạt vận tốc tới vài km/giây. Với vận tốc này, hệ thống PAC-3 của Quân đội Nhật hiện nay hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn.

Theo Quân Đội Nhân Dân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ