Đối với khối đại học, CĐSP, TCSP có 50 dự án, ý tưởng. Đối với khối học sinh phổ thông có 18 dự án, ý tưởng. Đây là những dự án, ý tưởng có tính thực tế cao
Cuộc thi sẽ được tổ chức tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên năm 2019 sẽ diễn ra vào ngày 4-5/10/2019 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học giao Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của nhà trường tiếp tục hỗ trợ các học sinh, sinh viên hoàn thiện sản phẩm mẫu để giới thiệu, trưng bày tại
Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019. Đồng thời hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các bài dự thi theo đúng thể lệ; hoàn thiện video clip thuyết trình với độ dài theo quy định và định dạng MP4.
Các Sở GD&ĐT liên hệ với các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, thành phố để được hỗ trợ hoàn thiện dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh.
Hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài trình bày, hoàn thiện video clip thuyết trình với độ dài theo quy định và đặt định dạng theo tiêu chuẩn MP4.
Thời hạn Bộ GD&ĐT yêu cầu gửi bài dự thi của học sinh, sinh viên (gồm bài trình bày bản giấy và video clip) về Ban tổ chức cuộc thi là trước ngày 27/9/2019 qua địa chỉ email duthi.svstartup@gmail.com.
Theo thể lệ cuộc thi, các đội dự thi vòng chung kết sẽ phải trải qua 2 chặng thi. Trong đó, ở chặng 1, các đội sẽ trình chiếu video clip giới thiệu dự án có thời lượng 3 phút và bốc thăm chọn 1 trong các đội dự thi còn lại để hỏi đáp đối đầu trong thời gian từ 3 – 5 phút.
Ban giám khảo sẽ căn cứ ý kiến đánh giá sản phẩm, dự án và kết quả chặng 1 để chọn ra 10 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên các trường đại học, CĐSP, TCSP và 5 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất vào vòng thi cuối cùng.
Trong chặng 2, các đội dự thi có từ 3 – 5 phút trình bày bài dự thi và Ban giám khảo sẽ có 10 phút để đặt câu hỏi.
Danh sách các dự án lọt vào vòng chung kết >>>.