Lần đầu tiên tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam

Lần đầu tiên tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam
Ngày Âm nhạc lấy ý nghĩa từ ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội) (ảnh tư liệu).
Ngày Âm nhạc lấy ý nghĩa từ ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội) (ảnh tư liệu).

Lấy ý nghĩa từ ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội), được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/9 hàng năm được chọn là Ngày Âm nhạc Việt Nam.

Ngày Âm nhạc Việt Nam nhằm góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian, truyền thống và tôn vinh nền âm nhạc cách mạng Việt Nam cùng các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình âm nhạc, các nhà sư phạm âm nhạc. Ngày Âm nhạc Việt Nam còn nhằm ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi đất nước, ca ngợi công cuộc đổi mới. Âm nhạc cũng đã tham gia tích cực vào các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước, tham gia vào các cuộc vận động lớn, cùng nhiều hoạt động khác của cả nước.

Chương trình Ngày âm nhạc lần đầu tiên được tổ chức trong 4 ngày từ 2/9 - 5/9 với nhiều hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh nền âm nhạc Việt. Vào 7h ngày 2/9 sẽ là Lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình, 19h30 cùng ngày là chương trình ca nhạc thiếu nhi tại sân khấu ngoài trời Nhà hát nhạc nhẹ Việt Nam – 16 Lý Thái Tổ.

Lễ khai mạc Ngày âm nhạc Việt Nam sẽ diễn ra vào 14h ngày 3/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội – 91 Trần Hưng Đạo và được truyền hình trực tiếp trên VTV1. Chương trình gồm 2 phần. Phần 1: Trình diễn dàn nhạc truyền thống gồm 4 tác phẩm: Hòa tấu “Trống hội ngày xuân”, độc tấu đàn bầu “Niềm tin chiến thắng”, hòa tấu đàn nguyệt với dàn nhạc “Chung một niềm tin”, hát văn “Hà Nội nghìn năm”. Phần thứ 2 gồm những bản hợp xướng và giao hưởng. Đặc biệt trong phần này sẽ có 2 tác phẩm mới của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân lần đầu tiên được biểu diễn là “Vinh quang dân tộc” và “Hát mừng ngày âm nhạc”. Chương trình mở cửa tự do phục vụ công chúng yêu nhạc. Trong 2 ngày tiếp theo, vào lúc 20h tại Phố đi bộ chợ Đồng Xuân sẽ là chương trình Nghệ thuật Âm nhạc Dân gian - Đường phố.

Ngày Âm nhạc Việt Nam không chỉ diễn ra tại Hà Nội mà còn ở 15 tỉnh, thành trên cả nước, gồm: Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang. Tại các tỉnh, thành này sẽ có những chương trình âm nhạc phục vụ quần chúng, hầu hết là những chương trình biểu diễn miễn phí.

Ngày Âm nhạc Việt nam có thể coi là ngày hội lớn – một festival của giới hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và công chúng yêu nhạc cả nước. Ngày Âm nhạc Việt Nam cũng sẽ khuyến khích động viên các tài năng âm nhạc tiếp tục giới thiệu những tác phẩm âm nhạc của mình đến với công chúng, cống hiến nhiều hơn nữa cho âm nhạc nước nhà.

Anh Thư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Mikhail Bogdanov.

Tiết lộ cuộc thảo luận Moscow với HTS

GD&TĐ -Các nhà ngoại giao Nga tại Damascus đã gặp đại diện của Hayat Tahrir al-Sham (HTS) - nhóm đối lập đã nắm quyền ở Syria, để thảo luận một số vấn đề.