Lâm Đồng quy hoạch 2 tuyến cao tốc mới trong năm 2023

GD&TĐ - Lâm Đồng đang chuẩn bị các điều kiện để khởi công 2 dự án xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương vào tháng 9/2023.

Lâm Đồng quy hoạch 2 tuyến cao tốc mới trong năm 2023

Thông tin từ Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cho biết, hiện Thủ tướng Chính phủ đã xem xét kiến ​​nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng và dự kiến ​​bố trí phân bổ, hỗ trợ dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 2.500 tỷ đồng và dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 2.000 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, dự án Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 67 km, nối liền huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) với TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng dài 55 km, điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, điểm cuối tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (Bảo Lộc, Lâm Đồng).

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 455 ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81 ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374 ha).

Dự kiến, trong quý III/2023, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hoàn thành, trình phê duyệt. Trên cơ sở này, tỉnh Lâm Đồng sẽ khởi công dự án bằng việc thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong tháng 9/2023.

Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng mức ​​đầu tư ước tính là 17.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước 6.500 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 2.000 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỷ đồng); vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.605 tỷ đồng; vốn huy động khác là 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động khác.

Thông qua việc kết nối thuận lợi các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế trong khu vực, dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần tạo động lực phát triển đột phá kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Còn Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương nối TP.Bảo Lộc với đoạn cao tốc Liên Khương- Preen (TP.Đà Lạt) có chiều dài tuyến khoảng 74 km. Tuyến cao tốc được đầu tư với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tốc độ 100 km/h.

Chính phủ dự kiến bố trí phân bổ, hỗ trợ dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 2.500 tỷ đồng và dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 2.000 tỷ đồng.

Chính phủ dự kiến ​​bố trí phân bổ, hỗ trợ dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương 2.500 tỷ đồng và dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 2.000 tỷ đồng.

Dự kiến, ​​tổng mức đầu tư 19.521 tỷ đồng với cơ cấu gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước là 7,761 tỷ đồng, phần vốn sở hữu của các nhà đầu tư là 11,760 tỷ đồng.chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1.

Dự án Cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết Số 151/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Hiện nay, tiến độ thực hiện dự án cũng tương tự các bước như dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, do UBND tỉnh Lâm Đồng theo dõi và chỉ đạo, đôn đốc thực hiện cả 2 dự án.

Để đảm bảo hoàn thành dự án, ngày 12/2/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho địa phương để thực hiện dự án với số vốn 2.500 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao khả năng kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc Quốc lộ 20.

Đồng thời, tạo bước đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng của Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.