Kỳ vọng 12 triệu lượt học sinh sinh viên được tiếp cận chương trình khởi nghiệp

GD&TĐ - Ngày 22/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp (HSSV) đến năm 2025”, đề án được kỳ vọng sẽ có 12 triệu lượt HSSV được tiếp cận các chương trình khởi nghiệp.

Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh và đại diện doanh nghiệp ký kết hợp tác triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”
Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh và đại diện doanh nghiệp ký kết hợp tác triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”

Các đơn vị ký kết hợp tác tại buổi lễ gồm: Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP BPO Mắt Bão

Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 2019 nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của HSSV; trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp giúp HSSV tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tìm việc làm, tự tạo việc làm sau tốt nghiệp. Đồng thời nâng cao năng lực cho các cơ sở GDNN về đào tạo, bồi dưỡng HSSV khởi nghiệp; tạo môi trường thuận lợi, tìm kiếm và giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV cho các nhà đầu tư.

Việc triển khai đề án sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ chính, trong đó: Đẩy mạnh thông tin truyền thông, biên soạn, phổ biến các tài liệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phấn đấu 12 triệu lượt HSSV các cơ sở GDNN được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm; đến năm 2025, 100% các trường cao đẳng, 50% các trường trung cấp thành lập tổ chuyên gia tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV...

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh: Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong những năm qua đã có bước phát triển khả quan, mỗi năm đã tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người, trong đó khoảng 560 nghìn HSSV trình độ TC, CĐ,… Cần tạo điều kiện để các cơ sở GDNN đào tạo theo nhu cầu, bổ sung kịp thời chương trình, kế hoạch đào tạo những ngành nghề mới thực chất hơn. 

Để thực hiện tốt Đề án trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Nguyễn Hồng Minh đề nghị các đơn vị chức năng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch chi tiết, vận động các nhà tài trợ, doanh nghiệp, các bộ ngành, địa phương tích cực tham gia để đề án được triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...