Phát triển kỹ năng nghề cho thanh niên trong kỷ nguyên số

GD&TĐ - Hưởng ứng ngày Kỹ năng thanh niên thế giới, chiều15/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo về kỹ năng nghề cho thanh niên trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo
Ông Trương Anh Dũng phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo nhằm chia sẽ cơ hội, thách thức trong việc trang bị kỹ năng nghề cho thanh niên trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế; tôn vinh những thanh niên có kỹ năng nghề đã đạt giải cao tại các Kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN và thế giới.

Phát triển kỹ năng nghề, đặc biệt là kỹ năng nghề cho thanh niên luôn là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm khoảng 16% lao động toàn cầu. Sự tham gia tích cực của thanh niên vào phát triển bền vững là trọng tâm để có được xã hội mang tính bao trùm, ổn định và bền vững, để ngăn ngừa các thách thức và khó khăn đối với phát triển bền vững, bao gồm các tác động của biến đối khí hậu, thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng giới, xung đột và di cư.

Tuy nhiên, trước xu hướng ngày càng tăng về số lượng thanh niên thất nghiệp trên thế giới và thanh niên tiếp tục gặp vấn đề về chất lượng công việc thấp, sự bất bình đẳng của thị trường lao động, bấp bênh với sự thay đổi từ môi trường học tập sang môi trường công việc... mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do kỹ năng tay nghề của thanh niên còn hạn chế, chưa thích ứng với yêu cầu của thế giới việc làm - cho thấy cần phải quan tâm đặc biệt đến phát triển kỹ năng nghề cho thanh niên.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Tại phiên họp toàn thể năm 2014 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết về việc tuyên bố ngày 15/7 là ngày kỹ năng thanh niên thế giới (World Youth Skills Day).

Đây là được coi là sự kiện quan trọng đánh dấu sự quan tâm cụ thể hơn nữa của toàn cầu đối với đầu tư phát triển kỹ năng cho thanh niên.

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Chúng ta đã có Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm và nhiều cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nói chung và cho thanh niên nói riêng.

Trong đó tập trung đổi mới và nâng cao chuất lượng giáo dục nghề nghiệp, đồng thời chuẩn hóa bậc kỹ năng nghề của người lao động theo khung kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm 2013, làm cơ sở cho việc phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động một cách thiết thực, hiệu quả.

Theo thông lệ, các hoạt động kỷ niệm Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới được tổ chức bởi Tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Văn phòng đặc trách thanh niên của Tổng thư ký Liên hợp quốc. Năm nay, UNESCO sẽ cùng với Tổ chức Kỹ năng nghề thế giới (Worldskills) và một số tổ chức của các nước sẽ tổ chức triển lãm và toạ đàm làm rõ các cơ chế cần thiết để triển khai thực hiện học tập suốt đời và UNESCO.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.