Bí mật tuyển dụng chuyên giacủa đế chế Đức sau Đại chiến Thế giới II
Đó là một dự án bí mật nhằm củng cố các quân đội, hàng không vũ trụ và các chương trình công nghệ của Mỹ thông qua việc tiếp nhận các nhà khoa học phát xít Đức.
Nhiệm vụ đầu tiên của chiến dịch là ngăn cản nước Nga tiếp quản các nhà khoa học phát xít. Các báo cáo tiết lộ rằng, có một văn bản quan trọng đã được phục hồi ở Đức được gọi là Danh sách Osenberg.
Đó là một danh sách các nhà khoa học và kỹ sư làm việc cho phát xít. Người Mỹ đã dần dần chuyển 1.600 nhà khoa học Đức và gia đình tới Mỹ để làm việc theo yêu cầu phía Mỹ, từ những trái rocket siêu âm đến khí gas thần kinh và tên lửa đạn đạo.
Khi các chi tiết của chiến dịch này được công khai, thì phản ứng từ các bên là rất phức tạp. Một số người cho rằng, thế giới chắc chắn sẽ phát triển khác hẳn nếu các nhà khoa học công nghệ của phát xít Đức rơi vào tay Liên bang Xô viết; cũng không ai có thể đoán định được những đột phá trong khoa học công nghệ.
Dù sao đi nữa, khi các phiên tòa xét xử phát xít ở Đức, nhiều nhà khoa học đã thoát khỏi bị quy trách nhiệm vì đã hợp tác với phát xít Đức.
Mây mưa trên những tảng thiên thạch
Năm 2002, một nhân viên thực tập của NASA tên là Thad Roberts, khi đó là một chàng trai trẻ đang muốn gây ấn tượng với bạn gái, đã làm một việc hết sức ngông cuồng. Đôi tình nhân cùng một đồng phạm khác đã đột nhập vào Trung tâm Vũ trụ Johnson và lấy đi hơn 600 tảng đá mặt trăng.
Roberts và bạn gái đã cố bán những khối đá trị giá tới 21 triệu USD trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, trước khi phát tán những tảng đá, họ đã xếp chúng thành chiếc giường và… mây mưa trên đó.
Sau này, 3 thực tập sinh trên bị bắt và xét xử có tội. Roberts bị tuyên án 8 năm tù giam. Bản án được tuyên dựa trên thực tế các tảng đá đã bị “tạp nhiễm” (mất đi các thuộc tính ban đầu), khiến cho việc nghiên cứu chúng trở thành vô vọng. Vụ việc còn gây ảnh hưởng khá dài lâu trong quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học, đó là chưa kể tới việc tiêu tốn vô số giấy mực viết về vụ đánh cắp kỳ quặc này.
(Còn tiếp)