Bắn laser làm tan thiên thạch
Tuy nhiên, Trái đất từng bị va chạm với thiên thạch lớn trước đây, nên loài người vẫn phải đối mặt với khả năng của một va chạm mang tính hủy diệt vào một ngày nào đó.
Việc “thổi bay” các thiên thạch nhờ những trái bom lớn có vẻ như không phải là một lựa chọn phù hợp. Đơn giản là vì vụ nổ lớn này sẽ khiến mảnh thiên thạch vỡ tung ra làm nhiều mảnh và rơi như mưa khắp hành tinh chúng ta. Phương án tốt nhất có lẽ là làm tan chảy chúng thành nhiều mảnh nhỏ, sử dụng tia laser có quỹ đạo cao.
Nhiều hệ thống laser đã được giới thiệu để phục vụ cho mục tiêu này, trong đó có DE-STAR. Hệ thống trông giống như một cuốn sách mở. Một mặt của “cuốn sách” là những tấm panel mặt trời, có tác dụng thu giữ tia mặt trời; bề mặt liền kề tạo ra những chùm laser hòa trộn với nhau thành một tia duy nhất.
Tia này có khả năng nhằm vào một thiên thạch đường kính 30m ở khoảng cách 148 triệu km, tương đương khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Như vậy, tia laser này hoàn toàn có thể gắn vào thiên thạch một “cái đuôi” mới, đồng thời thổi khối thiên thạch bay xa khỏi Trái đất. Tuy nhiên, để có hệ thống laser phù hợp hoàn chỉnh, cần ít nhất từ 30 đến 50 năm nữa, bởi mỗi “trang sách” này phải có chiều dài ít nhất… 10km.
Robot “băng dính Velcro”
Phòng Nghiên cứu Động cơ phản lực của NASA (JPL) đang phát triển một hệ thống robot “ngón tay kết dính”, với sự khéo léo chưa từng có. Được gọi là Lemur Bot, với nhiều biến thể khác nhau, những robot này có những ứng dụng khác nhau, nhưng chúng đều được đánh giá cao về khả năng “bám dính” các thiên thể.
Việc kết nối một tiểu hành tinh với một sao chổi là sự kết hợp đáng kinh ngạc trong toán học; việc vươn lên tiếp cận rồi “bỏ rơi” một thiên thể theo ý muốn cũng là việc chưa từng có.
Hệ thống Lemur Bot sử dụng hàng trăm “mỏ neo” tí hon bám chặt vào bề mặt của sao Hỏa, khiến nó chuyển hướng, sau đó cũng dễ dàng tách ra, cho phép sao Hỏa tiếp tục đi theo hướng của nó. Như vậy, các robot tí hon này hoạt động trên nguyên tắc của băng dán Velcro.
Các robot của Lemur cho phép khám phá bề mặt sao chổi trong khi chúng gắn chặt để lấy mẫu. Những mảnh vỡ không chịu ảnh hưởng của trọng lực, nên chúng dễ dàng trôi đi trong không gian. Robot này cũng có thể được gửi tới sao Hỏa để thu thập mẫu phân tích ở trên các miệng núi lửa.