Kỳ II: Cuộc chinh phục vũ trụ và những giải pháp kỳ lạ

GD&TĐ - Sunjammer có thể mở ra một hình thức mới trong lĩnh vực du hành vũ trụ. Nhiên liệu hóa chất vốn đắt đỏ và có trọng lượng đáng kể, còn Sunjammer có thể tự sản xuất năng lượng cho mình và cho các tàu vũ trụ tương lai.

Kỳ II: Cuộc chinh phục vũ trụ và những giải pháp kỳ lạ

Cánh buồm Mặt trời

Được thiết kế như một cuộc hôn nhân giữa công nghệ hiện đại và các phương pháp vận chuyển cổ xưa, Sunjammer là một cánh buồm khổng lồ. Có diện tích 1.210 m2, cánh buồm này có thể thu nhận gió mặt trời với cùng một phương pháp mà người xưa sử dụng để khám phá Trái đất hàng ngàn năm trước.

Được phóng lên nhờ một tên lửa Falcon 9 từ tháng 11/2014, cánh buồm này sẽ tự mở ra khi được triển khai từ tàu mẹ và hoạt động như một trạm khí tượng trên một phạm vi rộng lớn, quan sát hoạt động của Mặt trời. Hoạt động của nó phụ thuộc vào các photon từ Mặt trời, vốn gây áp lực đủ mạnh mặc dù có kích thước vô cùng nhỏ bé. Cánh buồm này cũng sẽ sử dụng đà này để tự đẩy đi, cùng với bất cứ con tàu nào gắn liền với nó, mà không cần đến động cơ hoặc nhiên liệu.

Cánh buồm Sunjammer được chỉ dẫn một cách đơn giản nhờ các hạt Mặt trời, mặc dù các phiên bản trong tương lai sẽ được điều khiển bởi các vệ tinh quay xung quanh, có khả năng sản sinh nhiều năng lượng hơn. Vài trăm năm nữa, một cánh buồm tương tự, nhưng có kích thước khổng lồ lớn bằng cả bang Texas, gắn liền với một con tàu vũ trụ, có thể cho phép chúng ta tiếp cận hệ thống các hành tinh láng giềng (ngôi sao gần nhất có khoảng cách 4,3 năm ánh sáng).

Chiếm lĩnh Mặt trăng

Trong các nỗ lực tìm kiếm một “ngôi nhà mới” của loài người, sao Hỏa dường như là ứng cử viên sáng giá nhất. Thế nhưng việc tiếp cận người láng giềng thân thiện sao Hỏa lại là một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với những gì người ta tưởng tượng.

Vì vậy, rất có thể các nhà vũ trụ học sẽ chuyển hướng về phía… Mặt trăng. Hành tinh này mang lại những lựa chọn khả thi hơn nhiều, đặc biệt là thuận lợi về khoảng cách vì đây là hành tinh gần với Trái đất hơn cả. Ngoài ra, khoảng cách chưa phải là tất cả, bởi các dải terraforming (tái tạo địa hình, thay đổi khí quyển, nhiệt độ) trên sao Hỏa cũng là một chướng ngại lớn cho mơ ước của loài người.

Trong khi đó, việc quản lý quá trình terraforming trên Mặt trăng dễ dàng hơn, vì sự phong phú của các hang động dưới lòng đất, được tạo từ các dòng dung nham cổ.

Một căn cứ hoặc khu vực cư trú nằm dưới lớp vỏ Mặt trăng có thể tách chúng ta khỏi luồng năng lượng Mặt trời, bảo vệ chúng ta khỏi lượng bức xạ, thay đổi nhiệt độ và các tác động thường xuyên mà Mặt trời thường gây ra cho con người khi ở trên bề mặt Trái đất. Thêm vào đó, Mặt trăng có rất nhiều miệng núi lửa. Điều này có thể tạo được các vòm, tạo ra môi trường sống thân thiện với con người, nơi có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ, áp suất và hàm lượng oxy.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.