Tàu K-219
Nước bắt đầu đổ vào khoang tàu. Cuối cùng, một quả ngư lôi nổ tung khiến ba thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Nước đổ vào tàu như một trận lụt lớn. Một trong những thuyền viên đã hy sinh khi vào khoang hạt nhân để tắt động cơ nhằm giúp con tàu có thể nổi lên mặt đại dương.
Tuy nhiên, khi thuyền trưởng mở cửa hầm, ông nhận thấy có điều gì đó kỳ lạ: Có vẻ như có hai vết xước dài dọc theo mặt của tàu ngầm, mặc dù họ không va chạm với bất cứ thứ gì trên đường đi. Hải quân Liên Xô nghi ngờ rằng, nguyên nhân gây ra vụ nổ là do tàu ngầm Mỹ USS Augusta tuần tra gần đó. Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn phủ nhận rằng họ đã tấn công K-219.
Năm 2010, cựu chỉ huy Liên Xô Nikolai Tushin đã trả lời một cuộc phỏng vấn về vụ va chạm với K-219. Ông tin rằng, một vật thể không xác định dưới nước gọi là “Quacker” đã tạo nên những vết xước bí hiểm. Các thủy thủ tàu ngầm cho rằng Quacker là do âm thanh tạo ra. Những âm thanh kỳ lạ này bắt đầu được các nhà nghiên cứu định vị dưới nước trong Chiến tranh Lạnh chú ý và cho rằng đây có thể là một trong những tiến bộ trong lĩnh vực này thời đó. Nếu vụ việc này thực sự gây ra bởi Quacker, thì có lẽ nó vẫn có thể ghé thăm xác tàu K-219 ở đáy biển ngày hôm nay.
Tàu U-166
Hầu hết, mọi người biết về cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào năm 1941, nhưng ít người biết đến vụ tấn công tàu buôn Mỹ của các tàu tuần tra U-boat ở Vịnh Mexico một năm sau đó.
Một trong 17 chiếc U-boat trong hạm đội Đức này là U-166. Vào năm 1942, nó phát hiện một chiếc tàu chở khách hơi nước tên là Robert E. Lee. Những hành khách trên tàu không mảy may nghi ngờ khi nghĩ rằng, họ nhìn thấy một con cá mập bơi về phía họ dưới nước, cho đến khi một trái ngư lôi phóng trúng con tàu khiến nó chìm xuống đáy đại dương.
Trong khi những người sống sót bám vào xuồng cứu sinh, máy bay PC-566 của Hải quân Mỹ đã thả bom xuống vị trí mà con tàu U-boat trồi lên. Máy bay của lực lượng bờ biển cũng phát hiện và ném bom một chiếc U-boat, nhưng họ không biết được rằng, liệu những trái bom có trúng vào chiếc U-166 hay không.
Chỉ vào năm 2001, khi khám phá ra xác của một tàu ngầm Đức gần nơi con tàu Robert E. Lee bị chìm, các nhà sử học đã tìm ra câu trả lời: Chiếc U-166 bị đánh chìm bởi đòn tấn công đầu tiên. Cả hai con tàu Robert E. Lee và U-166 đều đang chìm sâu dưới đáy vịnh Mexico như một lời nhắc nhở ám ảnh về cuộc tấn công của Đức cực kỳ gần với đất Mỹ trong Thế chiến II, cách phía Bắc Mississippi chưa đến 80 km. (Còn tiếp)