Kremlin nói về điểm tốt của các lệnh trừng phạt phương Tây

GD&TĐ - Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, lệnh cấm vận buộc Nga phải phát huy tiềm năng của mình .

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 10/11 cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Moscow chủ yếu nhằm vào những người áp đặt chúng và truyền cảm hứng cho Nga phát triển ngành công nghiệp của riêng mình.

“Nhiều người bắt đầu nhìn ra ánh sáng và hiểu rằng, thứ nhất, các lệnh trừng phạt đã phản tác dụng đối với họ, và thứ hai, hóa ra không quá đau đớn và đã thúc đẩy chúng tôi phát huy tiềm năng của chính mình”, ông Peskov nói.

Bình luận trên của Người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra liên quan đến nghị quyết hôm 9/11 của Nghị viện châu Âu, trong đó kêu gọi các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow nhưng phản đối việc tịch thu tài sản cá nhân của người Nga - chẳng hạn như phương tiện cá nhân - bởi vì "việc tuân thủ như vậy làm mất uy tín mục tiêu và công cụ trừng phạt”.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ ra rằng, các công ty của Liên minh châu Âu (EU) đã thiệt hại ít nhất 250 tỷ euro (266,6 tỷ USD) do các lệnh cấm vận được áp dụng liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Ông Lavrov cho biết đây là “những ước tính rất thận trọng” và chi phí thực sự của các biện pháp đơn phương có thể còn cao hơn.

Quyết định cắt đứt quan hệ với Nga đã khiến EU phải phụ thuộc vào năng lượng đắt đỏ của Mỹ thay vào đó, gây ra khủng hoảng công nghiệp.

“Các cuộc tấn công khủng bố vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream hồi tháng 9/2022 đã chấm dứt mọi hy vọng khôi phục dòng khí đốt giá cả phải chăng của Nga tới các nền kinh tế EU.

Phương Tây quyết định hủy diệt nền kinh tế thế giới nhằm dạy cho Nga một bài học.

Vì lý do này, Nga không mong đợi các lệnh trừng phạt sẽ sớm được dỡ bỏ, và đã chọn xây dựng các hành lang vận tải, và chuỗi cung ứng mới sẽ ‘vượt quá tầm kiểm soát của ảnh hưởng độc hại’ từ phương Tây”, ông Lavrov phát biểu tại hội nghị bàn tròn gồm các đại sứ Nga ở Moscow.

Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov tuần trước cho biết, phương Tây đã dự đoán “một thảm họa tương đương những năm 1990” đối với Nga và “sốc” khi điều đó không xảy ra.

Thay vào đó, Nga bước vào thời kỳ “tăng cường chủ quyền”, tận dụng giáo dục, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên.

Theo Điện Kremlin, mặc dù GDP của Nga giảm 2,1% vào năm 2022 nhưng sau đó đã phục hồi và đang trên đà tăng trưởng 2,8% vào cuối năm 2023.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính GDP của Nga sẽ tăng 2,2%, tăng so với mức dự báo hồi tháng 4 là 0,7%.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ