Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa

GD&TĐ - Sáng nay  (18/11), Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Vai trò giới trong giảm thiểu rác thải nhựa”.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phát biểu tại hội thảo TS Dương Kim Anh – Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh, ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những nỗi lo toàn cầu; đặc biệt là thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đang ở mức báo động cao.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng; chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn ghế, tã, băng vệ sinh, đồ chơi…

Lượng rác thải đổ ra môi trường rất lớn. Thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có tới 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa; trong đó có có 8 triệu tấn bị thải ra biển. Trong 50 năm qua, lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần, dự báo có thể gấp đôi trong 20 năm tới.

TS Dương Kim Anh- Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội thảo
TS Dương Kim Anh- Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại hội thảo

“Cơ quan môi trường EPA của Mỹ đã thống kê được số lượng rác thải nhựa mỗi quốc gia thải ra biển: Trung Quốc và Indonesia lần lượt là hai quốc gia xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất hiện nay với  8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm.

Việt Nam hiện đứng thứ 4 sau Philippines với 1,8 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm. Việc nâng cao nhận thức, tác động thay đổi hành vi, giảm thiểu rác thải nhựa vì thế là hết sức cần thiết” – TS Dương Kim Anh viện dẫn.

Theo lãnh đạo Học viện Phụ nữ Việt Nam, giảm thiểu rác thải nhựa là vấn đề nhạy cảm giới bởi có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nam, nữ. Trên thực tế, phụ nữ và nam giới có liên quan đến môi trường theo những cách khác nhau. Nhận thức tốt về giảm thiểu rác thải nhựa sẽ tác động trực tiếp tới lượng rác thải nhựa chúng ta thải ra hàng ngày. 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tồn tại nhiều khác biệt, bất bình đẳng giới trong bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa cho học sinh, sinh viên cho người trẻ tuổi là rất quan trọng.

TS Phạm Quỳnh Hương tham luận tại hội thảo
TS Phạm Quỳnh Hương tham luận tại hội thảo

Tham luận tại Hội thảo, TS Phạm Quỳnh Hương- Chi hội phó, Chi hội Nữ trí thức bảo vệ Môi trường và Biến đổi khí hậu (Hội nữ trí thức Việt Nam) - cho rằng, xã hội vẫn chưa nhìn thấy mắt xích quan trọng của “đồng nát” trong mô hình phân loại- thu gom-tái chế-xử lý rác. 

Khảo sát tại Hà Nội có xấp xỉ khoảng 10.000 người thu gom, 800 cơ sở thu gom đã góp phần giảm bớt 30- 40% lượng rác phải chôn lấp.  Đồng nát chưa được coi là một nghề. Không nằm trong lưới an sinh của xã hội, vẫn bị xã hội kỳ thị.

"Tuy nhiên, những người nhặt ve chai, đồng nát giúp hình thành thói quen phân loại rác” –TS Phạm Quỳnh Hương trao đổi, đồng thời cho rằng, mạng lưới thu gom rác tự phát hoạt động “tối ưu” và tạo ra hoạt động kinh tế. Vì thế cần chấp nhận sự tồn tại của mạng lưới này. Hỗ trợ để hình thành những cơ sở ổn định lâu dài.

Cũng theo TS Phạm Quỳnh Hương, sự tham gia của phụ nữ trong 3R góp phần giảm bớt 30- 40% lượng rác phải chôn lấp. Trong cộng đồng, đã xuất hiện nhiều phong trào của hội phụ nữ như: Phụ nữ thu gom, phân loại rác thải, rác thải nhựa; Phụ nữ vì môi trường xanh; Phụ nữ chủ động phân loại rác thải từ gia đình; Tặng thùng phân loại rác thải tại nguồn; Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình; Tổ phụ nữ thu gom rác thải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.