Hàng triệu lao động có việc làm thông qua sàn giao dịch

GD&TĐ - Trong giai đoạn 2016 – 2020, Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm đã thực hiện 1.600 phiên giao dịch việc làm mỗi năm, qua đó tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động.

Thông qua sàn giao dịch, Doanh nghiệp và người lao động có thể gặp gỡ trao đổi, thỏa thuận trực tiếp về việc làm và hợp đồng lao động
Thông qua sàn giao dịch, Doanh nghiệp và người lao động có thể gặp gỡ trao đổi, thỏa thuận trực tiếp về việc làm và hợp đồng lao động

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Dự án phát triển thị trường lao động và việc làm được giao cho Cục Việc làm chủ trì. Qua 5 năm thực hiện Dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động với nhiều kết quả tích cực.

Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm từ sàn, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, lưu động, ngày hội việc làm.

Trung bình mỗi năm đã tổ chức hơn 1600 phiên giao dịch việc làm, bình quân mỗi phiên giao dịch thu hút được từ 25-30 doanh nghiệp và khoảng 350-450 người lao động tham gia. Số lao động tìm được việc làm qua các phiên giao dịch việc làm đạt từ 35- 40% số lao động đăng ký tư vấn việc làm.

Tổ chức thu thập và cập nhật cơ sở dữ liệu về Cung cầu lao động với thông tin của trên 20 triệu hộ gia đình và gần 400 nghìn doanh nghiệp được cập nhật hàng năm.

Bước đầu kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động từ Trung ương tới địa phương, giữa các địa phương và các vùng với nhau... Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, thanh niên. Giới thiệu việc làm thành công cho hàng chục nghìn thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...

Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho 11 Trung tâm dịch vụ việc làm, bao gồm 7 Trung tâm dịch vụ việc làm ngành Lao động Thương binh và Xã hội và 4 Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những kết quả đạt được quá trình thực hiện đề án cũng cho thấy một số hạn chế như: nguồn vốn bố trí còn thấp, cơ chế quản lý còn bất cập trong việc theo dõi, đảm bảo nguồn kinh phí được thực hiện đúng mục tiêu; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện; năng lực phân tích, dự báo thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu; các hoạt động giao dịch việc làm chậm ứng dụng công nghệ thông tin,…

Việc đánh giá kết quả thực hiện Dự án Phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2016-2020 và chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt cũng như những khó khăn, hạn chế nhằm tạo cơ sở định hướng các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm giai đoạn 2021-2025 và dự thảo Đề án hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.