Tờ Financial Times (FT) sau khi tham khảo một vài cá nhân đại diện những quốc gia thuộc G7 đã viết rằng vấn đề này không còn được thảo luận trong khối nữa.
Ấn phẩm FT nói rằng thay vào đó, các phương án sử dụng lợi nhuận từ tài sản nước ngoài của Liên bang Nga do cơ quan lưu ký Euroclear quản lý đang được xem xét.
Hiện tại phương án này được các thành viên chủ chốt của G7 tại châu Âu thúc đẩy. Theo giới phân tích, EU lo ngại sự trả đũa từ chính quyền Nga, điều này đã được công bố trước đó tại Moskva.
Mặc dù vậy, chính quyền Kyiv tiếp tục vận động tịch thu toàn bộ số vàng và dự trữ ngoại hối bị đóng băng của Liên bang Nga. Hơn nữa, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal trước đó tuyên bố rằng họ đã tịch thu và sử dụng tài sản của Nga trị giá khoảng 788 triệu USD cho mục đích riêng của mình.
Tài sản của Nga trong tình trạng bị đóng băng chưa thực sự được an toàn. |
Vấn đề đáng chú ý nữa là Hoa Kỳ có quan điểm cứng rắn khi đồng ý với việc “chiếm đoạt” toàn bộ dự trữ vàng và ngoại hối của Nga. Thậm chí gần đây Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành luật.
Tuy nhiên văn bản nêu trên không bắt buộc chính quyền Mỹ phải bắt đầu tịch thu tài sản của Nga ngay bây giờ, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về về tổng thống.
Có lẽ luật này là một tính toán khác của Mỹ nhằm thúc đẩy các đối tác châu Âu đi đến một quyết định không thể đảo ngược, cuối cùng hướng tới việc “tách rời” châu Âu khỏi Nga và khiến Cựu lục địa hoàn toàn phụ thuộc vào Washington.
Các công ty châu Âu sẽ nhận được tài sản bị đóng băng của Nga? |