Vượt thách thức của thị trường lao động thời hậu Covid

Vượt thách thức của thị trường lao động thời hậu Covid

Mứcgiảm sâu kỷ lục

Điều tra Lao động Việc làm do Tổng cục Thống kê thựchiện với hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Quốc tế (ILO) cho thấy lực lượng lao độnggiảm tới 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so vớicùng kỳ năm ngoái. Đây được coi là mức giảm sâu kỷ lục của thị trường lao độngViệt Nam. 

Tỷ lệ tham gia thị trường lao động còn giảm sâu hơn ở khu vực nôngthôn và trong lực lượng lao động nữ. Tính đến hết tháng 6/2020, có 30,8 triệungười từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm bị mấtviệc, bị giảm giờ làm, giảm thu nhập…

Bà Valentina Barcucci, chuyên gia Kinh tế Lao động củaILO Việt Nam, cho biết: Thị trường lao động trong quý II/2020 đã chịu nhiều yếutố ảnh hưởng, giai đoạn giãn cách xã hội phòng ngừa vào đầu quý đã nhanh chóngkiểm soát sự lây lan của virus, từ đó giảm thiểu tác động tới thị trường nội địa,giúp tình hình tại Việt Nam tốt hơn so với những gì các quốc gia khác phải trảiqua.

Tuy nhiên, tác động của các biện pháp cần thiết đượcáp dụng vẫn là không thể tránh khỏi. Mặt khác, lệnh phong tỏa ở các quốc giakhác cùng với việc đóng cửa biên giới trong quý II đã giáng một đòn mạnh vào nềnkinh tế và việc làm của Việt Nam. Đại dịch đã làm suy giảm các hoạt động kinh tếtại một số lĩnh vực, như dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, xuống mức chưa từngcó.

Lần đầu tiên trong 5 năm qua ghi nhận thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II giảm đi so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,2 triệu đồng, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Chúng tôi nhận thấy rằng có những người lao động bị mất việc nhưng không tìm việc mới, có lẽ là do không có nhiều cơ hội việc làm. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động đang phải gánh chịu những tác động kinh tế nặng nề nhất của đại dịch." - bà Barcucci phân tích.

Người lao động phi chính thức bị giảm thu nhập nhiềuhơn so với lao động chính thức, với mức giảm tương ứng là 8,4% và 4,7% so vớicùng kỳ năm ngoái. Người lao động càng có bằng cấp, trình độ cao hơn, thì càngbị giảm thu nhập ít hơn.

Quý II năm nay cũng chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp caonhất trong vòng 10 năm qua, ở mức 2,73%. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ởnhóm lao động có trình độ thấp.

Cứuviệc làm và bảo vệ lao động

Mặc dù thị trường lao động giảm sâu, tuy nhiên, ôngChang Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam vẫn tin tưởng rằng Việt Nam đang ở vị thếtốt hơn hầu hết các nước khác để vượt qua những thách thức về kinh tế và thịtrường lao động, như Việt Nam đã thành công đối với cuộc khủng hoảng về y tế cộngđồng.

Theo ông, Việt Nam cần tiếp tục kiên định với các biệnpháp kích thích nền kinh tế và việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thunhập bảo vệ người lao động tại nơi làm việc và sử dụng đối thoại làm công cụ đểchính phủ, người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm ra được giảipháp xử lý vấn đề.

TS Chang-Hee Lee, kêu gọi những nỗ lực đồng bộ từChính phủ, tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động để cứu việc làmvà bảo vệ lao động dễ bị tổn thương, trong bối cảnh COVID-19 đang để lại nhữngtác động tiêu cực tới lực lượng lao động Việt Nam.

"Bây giờ chính là lúc Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau đoàn kết để xây dựng và thực hiện những chính sách và biện pháp dựa trên bằng chứng, để giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng này và để Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn cả giai đoạn tiền khủng hoảng" - TS Lee cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...