Đây là một trong những phân tích của PGS.TS Nguyễn Trường Giang nhằm từ đó đưa ra khuyến nghị cho đổi mới mô hình tài chính giáo dục ĐH ở Việt Nam.
Kinh nghiệm của Malaysia
Theo báo cáo U21, Malaysia có hệ thống trường đại học tốt nhất trong số các nước có mức thu nhập trung bình ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 36. Mặc dù đứng khá xa so với các quốc gia có mức thu nhập cao như Hồng Kông và Singapore, nhưng 5 trường đại học ở Malaysia đứng trong nhóm 50 trường hàng đầu ở khu vực Châu Á, hơn nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á (ADB, 2011).
Chính phủ Malaysia rất chú trọng đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, được coi như một thành phần thiết yếu trong chiến lược chuyển đổi nền kinh tế sang một nền kinh tế có thu nhập trung bình dựa trên tri thức.
Giáo dục đại học chiếm tỷ lệ lớn trong GDP (trong năm 2009, số liệu của UIS đã chỉ ra rằng ngân sách của Chính phủ dành cho giáo dục chiếm khoảng 5,9% trong tổng thu nhập quốc dân (GNP), chiếm 5,8% GDP và đầu tư vốn ở cấp giáo dục bậc cao chiếm đến 30% trong tổng số). Trong những năm gần đây, đầu tư vào giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư ở các ngành.
Bảng trên cho thấy rằng một trong số những trường đại học hàng đầu, trường đại học Kebaangsan Malaysia (UKM), chi tiêu cho mỗi sinh viên được tính trên cơ sở ABC thay đổi từ 4.300 USD trong ngành Sư phạm lên mức hơn 22.000 USD trong khoa Y và một mức đáng bất ngờ trong ngành Nha khoa đạt 38.000 USD (Số liệu này đã được quy đổi theo tỷ giá hối đoái trên thị trường, tính toán theo ngang giá sức mua sẽ cao gấp đôi những số liệu đó trong năm 2009).
Trong năm 2007, học phí và lệ phí tính trên khoản cơ bản hàng năm được dự đoán khoảng 520 USD đến 750 USD một năm trong các trường đại học công lập tính theo ngang giá sức mua và từ 6.000 USD đến khoảng trên 9.000 USD đối với trường đại học dân lập.
Chính phủ có chương trình cho sinh viên vay tiền, nhưng hồ sơ sổ sách về việc trả nợ lại không tốt và tỷ lệ lãi suất được coi là cao. Trong tương lai, cải cách vẫn tiếp tục duy trì mức học phí cao trong các trường đại học công lập và cam kết giữa chính phủ và các trường đại học về phân bổ ngân sách trực tiếp cho trường đại học công lập.
Kinh nghiệm của Singapore
Singapore đặc biệt chú trọng vào nền giáo dục của nước nhà kể từ khi độc lập. Hiện nay quốc gia này có 4 trường đại học công lập, một số trường khác đang trong quá trình thành lập và một số lượng lớn các trường đại học dân lập và các cơ sở của các trường đại học nước ngoài. Singapore khuyến khích các sinh viên nước ngoài nhập học, tương tự như cách mà Malaysia đã làm.
Trường đại học hàng đầu - trường đại học Quốc gia Singapore - đứng thứ 4 ở Đông Á và đứng thứ 30 trên thế giới, và mức học phí cho sinh viên thường được phân loại theo tình trạng của sinh viên (sinh viên quốc tịch Singapore, sinh viên thường trú ở Singapore và sinh viên nước ngoài (có cam kết làm việc cho chính phủ Singapore) hoặc trả đầy đủ phí (các sinh viên nước ngoài khác và các sinh viên không đủ điều kiện để được nhận được trợ cấp do đã được nhận khoản trợ cấp trước đó); và phân loại theo các chương trình và năm nhập học của sinh viên.
Trong năm học 2012-2013, đối với chương trình đào tạo đại học, mức học phí dao động từ 6.110 SGD (4.825 USD cho mỗi sinh viên nhập học năm 2007-2008 có quốc tịch Singapore đã được nhận trợ cấp học phí ngoài các môn học về âm nhạc, điều dưỡng, nha khoa hoặc Y khoa đến mức 11.100 SGD (9.168 USD cho mỗi sinh viên nhập học năm 2012-2013 phải trả đầy đủ phí). “Học phí trên cơ sở phân nhóm” tức là học phí sẽ tăng mỗi năm, nhưng một khi sinh viên đã được chấp nhận nhập học, thì vẫn trả học phí ở mức khi đăng ký nhập học miễn là sinh viên có tiến trình học bình thường, được áp dụng ở trường đại học quốc gia Singapore từ năm 2008.
Trong năm 2010, có tổng số 74500 sinh viên nhập học ở 4 trường đại học công lập, và trên 4200 giảng viên. Bốn trường đại học này nhận được 2,299 tỷ SGD từ ngân sách nhà nước, tương đương 1,69 tỷ USD. Con số này bằng với 30780 SGD mỗi sinh viên một năm, hoặc cao hơn 1 chút so với mức 24000 USD. Mức chi tính bình quân một sinh viên ở Singapore được coi là cao hơn so với mức chi ở hầu hết các nước Châu Âu hoặc các nước OECD khác, điều này cho thấy ưu tiên của chính phủ Singapore cho nền giáo dục.