Khủng hoảng trong đăng kiểm và cơ hội

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Thông tư 02/2023/TT-BGTVT được ban hành theo trình tự rút gọn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Điểm mới đáng chú ý trong Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT của Bộ GTVT là xe ô tô mới sẽ được miễn đăng kiểm lần đầu và chu kỳ kiểm định đối với xe gia đình cũng được kéo dài hơn so với quy định trước đây.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cùng với các giải pháp đã được đưa ra trước đây, liệu việc ban hành Thông tư này có góp phần giải quyết vấn đề trước mắt là tình trạng quá tải và sâu xa hơn là “bịt” được những “lỗ hổng” trong đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay không?

Thực tế, tình trạng dồn ứ, tắc nghẽn ở các trung tâm kiểm định phương tiện đã kéo dài từ nhiều tháng qua. Vậy nên, người dân kỳ vọng vào các giải pháp của các cơ quan chức năng rất nhiều, trong đó có việc ban hành Thông tư mới liên quan đến đăng kiểm - sẽ giúp giải tỏa tình trạng quá tải hiện nay.

Vậy nhưng theo đại diện Cục Đăng kiểm, Thông tư 02/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/3 sẽ không “hồi tố” về trước, đồng nghĩa với việc ô tô sẽ không được tự động gia hạn đăng kiểm.

Khi đến hạn, người dân vẫn phải đưa xe đến các trung tâm đăng kiểm để kiểm định. Sau khi hoàn thành các công đoạn kiểm định sẽ được áp dụng chu kỳ kiểm định phù hợp với từng loại xe tương ứng.

Có thể, trong bối cảnh chung hiện nay, việc ban hành một thông tư sẽ không thể giải quyết rốt ráo được vấn đề. Nhưng cũng chính vì thế mà cần có cái nhìn rộng hơn - đó là cùng với “khủng hoảng” sẽ là cơ hội để lĩnh vực đăng kiểm “lột xác”.

Để thực hiện được điều này, có ý kiến cho rằng, bản chất của dịch vụ đăng kiểm là dịch vụ công nên doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ trên cơ sở đáp ứng các điều kiện mà cơ quan chức năng đưa ra. Do đó, có thể nghiên cứu các điều kiện cần thiết để các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô thực hiện việc đăng kiểm nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng, cần tiếp tục chủ trương xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm, đồng thời nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với dịch vụ kiểm định, nhất là các sở GTVT.

Sở GTVT phải tham gia vào quá trình cho phép thành lập mới các cơ sở kiểm định; phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định trên địa bàn vì chỉ có cơ quan này mới có lực lượng thanh tra đủ và có thẩm quyền để thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thông tư 02/2023/TT-BGTVT được ban hành theo trình tự rút gọn là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt hiện nay là công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đăng kiểm còn bị buông lỏng.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên phải tách bạch khâu quản lý Nhà nước và dịch vụ đăng kiểm. Vai trò quản lý Nhà nước phải phân định rõ. Phải xác định vấn đề quan trọng nhất đối với cơ quan quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô là xác định vai trò quản lý của các cục quản lý chuyên ngành.

Đặc biệt, phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức và người đứng đầu vì không thể có chuyện những sai phạm như vậy lại có thể diễn ra trong một thời gian dài, trên một phạm vi rộng.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ