1. Xúc xích, thịt hun khói
Tuy các loại xúc xích và thịt hun khói có thể tăng thêm vị ngon cho rượu, nhưng chúng lại trở thành nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến như thịt hun khói chứa khá nhiều chất nitrosamine, nồng độ hòa tan của nitrosamine trong rượu là rất lớn, sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
2. Thạch
Phèn chua được cho thêm vào trong quá trình chế biến thạch, phèn chua có tác dụng cầm máu, sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu, thời gian chất cồn lưu lại trong máu kéo dài sẽ tăng thêm tổn hại sức khỏe cho bạn.
Ngoài ra, cả phèn chua và rượu sau khi tiếp nạp vào cơ thể đều cần giải độc cho gan, do đó dùng 2 thứ này một lúc càng tăng thêm nhiều gánh nặng cho gan.
3. Đồ nướng
Nhiều người cảm thấy nhấm nháp thịt nướng cùng với rượu thật sự rất “đã”, tuy nhiên việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Thực phẩm trong quá trình nướng không những bị mất đi lượng chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác, mà chất acid nucleic có trong các loại thịt khi chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất làm đột biến gene, là thủ phạm gây bệnh ung thư.
Các chất có hại này kết hợp với cồn trong rượu dần dần tạo thành khối u trong đường tiêu hóa.
4. Cà rốt
Trong cà rốt chứa lượng lớn chất carotene, carotene khi kết hợp cùng chất cồn của rượu sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến gan, lâu dài gây các bệnh về gan.
Do đó khi đã uống rượu không nên ăn cà rốt, kể cả các chế phẩm từ cà rốt. Sau khi uống sinh tố cà rốt xong cũng không nên uống rượu ngay để tránh gây hại cho gan.
5. Đồ uống có ga
Các thành phần trong đồ uống có ga có thể làm tăng tốc độ hấp thụ rượu vào cơ thể, khiến chất cồn nhanh chóng lan tỏa toàn thân, gây hại cho gan, thận, dạ dày, đường ruột.
Người mắc bệnh dạ dày đường ruột nếu uống nước có ga sau khi uống rượu sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu. Nước có ga cũng khiến cồn nhanh chóng thẩm thấu vào hệ thần kinh trung ương, gây tăng huyết áp nhanh.
6. Gỏi sống
Trong hải sản tươi sống chứa rất nhiều enzyme thiamine, chất này có khả năng phá hủy vitamin B1. Khi uống rượu, cồn sẽ ngăn chặn đường ruột hấp thụ vitamin B1, nếu ăn gỏi sống đồng thời uống nhiều rượu thì vấn đề thiếu hụt vitamin B1 sẽ càng nghiêm trọng hơn.
7. Các loại thuốc uống
Sau khi uống rượu, cồn phát huy tác dụng hưng phấn ngắn đối với hệ thống thần kinh, sau đó chuyển thành ức chế. Nếu trong lúc này uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc chống dị ứng có tác dụng an thần... thì sẽ làm cho huyết áp hạ thấp, tim đập chậm, hô hấp khó, thậm chí gây tử vong.
Ngoài ra, sau khi uống rượu, uống các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm… đều dễ làm cho dạ dày xuất huyết, thậm chí thủng dạ dày.