Khiếm khuyết đôi chân không ngăn được tình yêu với nghề báo

Nhiệt huyết với nghề cầm bút, bất chấp những khó khăn và khiếm khuyết thân thể chính là điều mà họ khiến nhiều người khâm phục.

Khiếm khuyết đôi chân không ngăn được tình yêu với nghề báo

Anh Tú: Tình yêu nghề giúp sưởi ấm trái tim

Nguyễn Anh Tú (Hải Phòng) là một trong những cây viết đắc lực của nhiều tờ báo, anh cộng tác với gần chục tòa báo lớn nhỏ trong mảng công nghệ.

Khiếm khuyết đôi chân không ngăn được tình yêu với nghề báo

Anh Vũ Anh Tú hàng ngày vẫn miệt mài chăm chỉ với nghề báo (Ảnh: Phan Chính)

Chừng ấy “gạch đầu dòng” về Anh Tú và công việc của anh có lẽ cũng không có gì đặc biệt, nếu như không nhắc tới hoàn cảnh của bản thân anh. Bị khiếm khuyết đôi chân, nhưng nhiều năm qua, chưa lúc nào Anh Tú thôi nhiệt huyết với nghề báo.

Anh nói mình đến với nghề như một cơ may, và cho tới tận bây giờ, thì đó vẫn là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời anh, nó cũng giúp anh mưu sinh kiếm thêm thu nhập.

“Với hoàn cảnh của cá nhân tôi, nghề viết, còn mang lại những khoản thù lao, nhuận bút để giúp ích cho cuộc sống. Và quan trọng nhất, ngọn lửa của tình yêu nghề luôn sưởi ấm trái tim tôi”, Anh Tú tâm sự.

Sơn Lâm: Chàng trai khuyết tật làm phóng viên thể thao

Nguyễn Sơn Lâm (sinh năm 1982) bị nhiễm chất độc màu da cam, dù khiếm khuyết về thân thể, nhưng nghị lực của chàng trai này khiến ai cũng phải nể phục. Anh đã từng là phóng viên thể thao của nhiều tờ báo điện tử lớn, và thường xuyên làm MC cho các chương trình.

Sinh ra trong một gia đình khó khăn. Bố Sơn Lâm sau 11 năm chiến đấu tại khắp các chiến trường từ Bắc tới Nam đã bị nhiễm chất độc màu da cam và mất 81% sức khỏe.

Khiếm khuyết đôi chân không ngăn được tình yêu với nghề báo

Anh Sơn Lâm.

Xót xa hơn khi 2 người con trai của ông phải chịu những di chứng do chất độc màu da cam để lại. Không may mắn như các bạn cùng trang lứa, nhưng Sơn Lâm luôn tự ý thức vươn lên trong học tập. Thời còn đi học, nhiều năm liền anh đạt học sinh giỏi, thi đỗ 2 trường đại học và có thể chơi đàn, làm thơ.

Thành thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Sơn Lâm đã từng là phóng viên thể thao cho các tờ báo điện tử, anh dịch và viết bài về các tin thể thao quốc tế. Hiện tại, anh là quản lý của một công ty riêng và là một nhà diễn thuyết trẻ.

Trung Tính: Viết truyện cuộc đời trên đôi nạng gỗ

Nguyễn Trung Tính (sinh năm 1978), đã 12 năm tác nghiệp trong vai trò của cộng tác viên cho báo Tiền Phong. Ngoài ra, anh Tính thường xuyên có tin, bài đăng trên các tờ báo lớn.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Hòa Mỹ, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Năm 4 tuổi anh mắc phải căn bệnh sốt bại liệt do di chứng chất độc màu da cam để lại, từ đó anh gắn cuộc đời với đôi nạng gỗ. Không cam chịu trước số phận bất hạnh, anh Tính đã nỗ lực hết mình trong học tập, cố gắng sống thật tốt để không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Khiếm khuyết đôi chân không ngăn được tình yêu với nghề báo

Trung Tính - CTV của nhiều tờ báo.

Ngay từ những năm học cấp 2, anh Tính đã cộng tác với một số tờ báo ở lứa tuổi học trò, vì vậy khi bị tai nạn phải nghỉ học anh đã đến với nghề viết. Ban đầu anh chỉ viết về những tấm gương người tốt việc tốt, những mảnh đời bất hạnh và đăng trên báo địa phương. Càng về sau này, anh mở rộng phạm vi đề tài và cộng tác nhiều hơn với các báo. Anh cho rằng, mình chọn nghề cộng tác viên cho các báo là phù hợp với khả năng của mình dù biết trước là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Với ý chí phi thường, cùng đôi nạng gỗ, anh Tính đã đi khắp nơi để tìm kiếm đề tài, viết bài. Công việc mà anh đam mê không chỉ giúp anh lo toan được cho cuộc sống, mà bằng ngòi bút của mình, anh có thể giúp đỡ thêm nhiều mảnh đời bất hạnh.

Theo Tiin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.