“Khi trái tim còn đập”: Những thông điệp giàu giá trị nhân văn

GD&TĐ - Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tọa đàm “Khi trái tim còn đập - chuyện về hiến tạng: Khi hạnh phúc là cho đi. 

Cuốn sách Khi trái tim còn đập.
Cuốn sách Khi trái tim còn đập.

Chương trình có sự tham gia của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Di Li và ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia.

Buổi tọa đàm diễn ra tối ngày 3/12 tại Thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp- 24 Tràng Tiền - Hà Nội. Đây là dịp để bạn đọc cùng chia sẻ nhiều góc nhìn khác nhau, về việc hiến tạng, về những góc khuất đằng sau hoạt động đặc biệt này, nhìn từ góc độ của cả người cho và những người liên quan.

Tác phẩm “Khi trái tim còn đập” viết về Simon Limbres, 19 tuổi, gặp tai nạn trên đường trở về nhà sau một lần đi lướt sóng vào sáng sớm. Cậu được chẩn đoán là đã chết não, mặc dù tim cậu vẫn còn đập.

Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cấy ghép trái tim của Simon cho một người khác đang cần nó. Và kể từ đây, trái tim trẻ trung đầy hoài bão ấy bắt đầu một cuộc hành trình mới, rời khỏi lồng ngực Simon và hồi hộp đập trở lại trong lồng ngực Claire, một phụ nữ mà cuộc đời đang thật mong manh với căn bệnh tim.

Cuốn sách xứng đáng để đọc và suy ngẫm.
Cuốn sách xứng đáng để đọc và suy ngẫm.

Không chỉ viết lại câu chuyện của một ca ghép tim, “Khi trái tim còn đập” còn là bản đồng ca nhiều cung bậc và sắc thái. Cuốn sách dệt nên những nhân vật, những không gian, những suy tưởng, những lời nói và hành động tiếp nối nhau trong vòng hai mươi tư giờ chạy đua gấp rút, vừa căng thẳng vừa chậm rãi, hòa trộn tuyệt vời sự hồi hộp với những khoảng lặng suy tư.

Ở đó, trái tim đã vượt lên sứ mạng sinh tồn của một phần thân thể, để là nơi chứa đựng cảm xúc, sự sống và tình yêu.

Với một chủ đề vô cùng khó tiếp cận, cả ở khía cạnh con người lẫn văn học, tác giả Maylis de Kerangal đã chọn cách khéo léo tránh tất cả mọi vẻ bi thương. Những mô tả y học đặc biệt cụ thể và chính xác, điều không hề đơn giản với một người xa lạ với môi trường y học.

Cuốn tiểu thuyết giống như một bài ca ngợi ca cuộc sống, bức thông điệp phải sống trọn vẹn mọi khoảnh khắc mãnh liệt thay vì chỉ biết than thở.

Những thông điệp ẩn sau nội dung cuốn sách chính là sự tôn vinh dành cho việc hiến tạng. Đó là quyết định khó khăn, nhất là đối với người thân của người hiến, nhưng lại giúp "sửa chữa người sống" để mang lại cho họ một cơ hội sống mới trong cuộc sống!

Mô tả sự trở đi trở lại giữa sự sống và cái chết, nơi bệnh việc, sự kéo dài của ca ghép tim, giữa đám tang và hy vọng, tác giả cố gắng gợi ra thay vì đưa câu trả lời cho những câu hỏi của chúng ta. Con người không chỉ là một cơ thể, hay một tinh thần, trên hết, nó là tâm hồn.

“Khi trái tim còn đập” đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trên văn đàn, trong đó có thể kể đến : Giải thưởng lớn RTL-Lire, giải tiểu thuyết hay nhất do tạp chí Lire bình chọn; Giải thưởng Văn hóa Pháp – Telerama, giải Cuốn sách được các du khách yêu quý nhất, v.v.

Năm 2016, cuốn sách đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, và được đề cử cho Giải thưởng Kịch bản phim xuất sắc nhất tại César Awards.

Nữ nhà văn Pháp Maylis de Kerangal sinh ngày 16/6/1967 tại Toulon, từng học về lịch sử, triết học và nhân chủng học. Bà xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 2000, và từ đó đến nay đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như giải Medicis, giải Franz Hessel…

Song song với viết văn, Maylis de Kerangal còn thành lập NXB Baron Perché, chủ yếu phát hành sách dành cho giới trẻ. Năm 2014, bà được trao tặng Giải thưởng lớn dành cho văn học Henri-Gal của Viện Hàn lâm Pháp.

"Có những câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu tôi, rằng là ngày nay, ai là người hùng thực sự? Tại sao lại là câu chuyện về hiến tạng?

Điều thú vị trong cuốn sách này, đó chính là nhìn từ góc khuất của những ca ghép tạng, những câu chuyện đằng sau việc cấy ghép nội tạng, câu chuyện về những người hiến tạng. Trong cuốn sách này, tôi nói cụ thể là câu chuyện của trái tim. Trái tim mang ý nghĩa to lớn trong xã hội, nó không chỉ biểu thị là một cơ quan của cơ thể con người mà còn là tình yêu, là tình cảm" - Nhà văn Maylis de Kerangal.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh cùng phụ huynh Trường Tiểu học Phù Đổng tham gia chương trình “Ngày hội Vui Tết quê em”.

Tết yêu thương, Tết sẻ chia

GD&TĐ - Nguồn quỹ tặng quà Tết cho học sinh khó khăn chủ yếu từ những phong trào kế hoạch nhỏ của trường như nuôi heo đất, giấy vụn, sách báo cũ...

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao quà Tết cho nhà giáo, người lao động tại Trường Đại học Mở Hà Nội.

Mọi nhà giáo đều có Tết

GD&TĐ - Với phương châm “Tất cả nhà giáo, người lao động đều có Tết”, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo thiết thực...