Ưu điểm của việc viết nhật ký thời gian
Phấn khích theo dõi hoạt động đọc sách của mình, HS có thể thích có một nhật ký thời gian để ghi lại những trang sách mình mới đọc. Bên cạnh việc khuyến khích các em ngồi xuống với gia đình, bạn bè và cùng nhau đọc, nhật ký thời gian còn giúp các em có được kỹ năng quản lý thời gian ngay giai đoạn đầu của sự phát triển.
Dạy HS về khả năng quản lý, những nhật ký thời gian đã trở thành công cụ để cải thiện tư duy độc lập và phản biện cho các em.
Khi HS phản ánh trên nhật ký của mình, các em có thể thấy những cuốn sách nào các em thích nhất, số lượng câu chuyện mà các em đã đọc, thời gian các em dành ra để tăng khả năng đọc và liệu các em có gặp khó khăn khi đọc sách không.
Ví dụ, nếu HS viết nhật ký rằng cuốn sách này khó đọc hơn cuốn sách khác, GV có thể giúp các em thông qua chủ đề cuốn sách hay chọn từ ngữ hay câu nào khiến các em khó hiểu để giải thích.
Nhật ký thời gian không chỉ theo dõi về thời gian mà chúng còn giúp theo dõi những vấn đề tiềm ẩn.
Những hạn chế của nhật ký thời gian
Theo huấn luyện viên về cải thiện bản thân, giảng viên Allie Thrower tại South Carolina, Mỹ, việc ghi lại thời gian đọc sách không giúp được HS nên bà đã loại bỏ nhật ký thời gian.
“Sau khi đọc nhật ký đọc sách của HS lớp 5 trong lớp mình, tôi bắt đầu cảm thấy thói quen này tạo ra gánh nặng. Tôi để ý thấy nhật ký đọc sách của HS liên tục thể hiện cùng một số phút đọc sách mỗi đêm: Luôn luôn là 20 phút”.
“HS của tôi dường như chỉ đọc bởi vì các em phải làm việc này chứ không phải vì sách mở ra cánh cửa với thế giới, hay vì đọc về một nhân vật giống các em, mang lại cảm giác thân thuộc và hy vọng, hoặc muốn học cách thay đổi thế giới một cách tích cực” – bà Thrower nói.
Việc cố định viết ra những con số mà không tận hưởng việc đọc dường như khiến một số HS thấy nhật ký thời gian không hiệu quả.
Thay vào đó, bà Thrower thấy việc tạo ra các đối tác đọc sách tin cậy trong lớp học có hiệu quả hơn là nhật ký thời gian.
“HS cần được ghép cặp với ai đó thi đua với chúng trong học tập và khuyến khích các em về mặt cảm xúc” – bà nói – “Một điều kiện tiên quyết để thiết lập đối tác là phải hiểu rõ HS của bạn. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ của HS trong lớp học, quan sát HS tương tác với nhau và lắng nghe những cuộc trò chuyện để đảm bảo bạn đang ghép HS với người bạn khiến các em thấy thoải mái, tin cậy”.
Khi có bạn khác đọc cùng, HS sẽ đọc hàng tuần và cảm thấy có bổn phận phải cập nhật lịch trình của mình.
Coi việc viết nhật ký thời gian là điều gây áp lực và hạn chế, bà Thrower tin rằng việc ghép đôi HS sẽ tăng cường thói quen đọc sách trong lớp và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm một cách hiệu quả.
Là một hoạt động cơ bản truyền thống trong lớp học, nhiều GV vẫn cố gắng duy trì việc ghi nhật ký thời gian, trong khi một số nhà GD khác có thể cố cải thiện thói quen đọc sách ở trường học bằng cách ghép cặp những đối tác tin cậy với nhau và loại bỏ nhật ký.
Tuy nhiên, dù việc viết nhật ký thời gian vẫn được duy trì thì cảm giác gắn kết với bạn bè thông qua việc đọc sách là điều gì đó rất nên khuyến khích.