Khánh Hòa quy hoạch 2 phân khu đô thị ở Khu Kinh tế Vân Phong

GD&TĐ - Khánh Hòa đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn và Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông.

Khánh Hòa quy hoạch 2 phân khu đô thị ở Khu Kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn và Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông của Khu Kinh tế Vân Phong.

Cụ thể, Trung tâm cảng biển – đô thị Đầm Môn (Phân khu 3) thuộc 19 phân khu trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh).

Theo đó, Phân khu 3 được quy hoạch là khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, cảng biển quốc tế, bao gồm khoảng 4.445 ha khu vực đất liền và khoảng 3.831 ha vùng mặt nước biển.

Dự báo, phân khu có khoảng 29.000 người, trong đó khoảng 17.000 dân thường trú và khoảng 12.000 dân quy đổi.

Tại Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông (Phân khu 8), quy hoạch phân khu trở thành khu đô thị, dịch vụ, tài chính, văn phòng. Dự báo, phân khu 8 có khoảng 122.000 người, trong đó khoảng 107.200 dân số thường trú và khoảng 14.800 dân số quy đổi.

Với tổng diện tích khoảng 6.631 ha thuộc các xã: Vạn Thọ, Vạn Bình, Vạn Phước, Vạn Thắng, Vạn Khánh, Vạn Long, huyện Vạn Ninh, phân khu 8 bao gồm khoảng 5.386 ha khu vực đất liền và khoảng 1.245 ha vùng mặt nước biển để nghiên cứu khớp nối không gian.

Theo đó, quy hoạch khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông nhằm tổ chức các trung tâm dịch vụ công cộng ven biển để làm tăng giá trị chung của toàn khu vực.

Đồng thời, nơi đây là khu đô thị gần kề sân bay, đáp ứng nhu cầu phát triển đa chức năng cao cấp, thương mại dịch vụ, trung tâm nghiên cứu, cảng hàng không, bến thủy phi cơ, tổ chức hội nghị hội thảo, du lịch kết hợp đô thị biển, công viên chuyên đề, du lịch cộng đồng…

Theo kế hoạch, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết vào tháng 10/2023 và phê duyệt đồ án quy hoạch vào tháng 11/2023 đối với 2 phân khu trên. Đồ án quy hoạch nếu được phê duyệt sẽ nâng quy mô dân số tổng của 2 phân khu nói trên hơn 140.000 người.

Khánh Hòa đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn và Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông. (Ảnh minh họa)

Khánh Hòa đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn và Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông. (Ảnh minh họa)

Trước đó, quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 xác định, Vân Phong là Khu Kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Trong đó, kinh tế biển là nền tảng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.

Đây cũng là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp, có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cũng cho hay, trong năm 2023, Ban Quản lý sẽ trình HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch 12 phân khu.

Cụ thể, huyện Vạn Ninh bao gồm phân khu 1 tại đảo Hòn Lớn, phân khu 2 ở núi Khải Lương, phân khu 3 ở Đầm Môn, phân khu 4 ở Vĩnh Yên - Mũi Đá Son, phân khu 5 ở Tuần Lễ - Hòn Ngang, phân khu 6 ở đảo Điệp Sơn, phân khu 8 ở khu Cổ Mã - Tu Bông, phân khu 11 ở Vạn Giã và vùng phụ cận.

Trong khi đó, thị xã Ninh Hòa sẽ gồm có phân khu 14 Ninh Hải, phân khu 17 và phân khu 18 ở trung tâm Ninh Hòa, phân khu 19 - khu chức năng công nghiệp và cảng biển Nam Vân Phong.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...