Khánh Hòa cảnh báo việc huy động vốn tại các dự án nhà ở

GD&TĐ - Sở Xây dựng Khánh Hòa yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các quy định trong huy động vốn dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Khánh Hòa cảnh báo việc huy động vốn tại các dự án nhà ở

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các địa phương, cảnh báo về hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết đối với những dự án phát triển nhà ở trên địa bàn.

Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, một số dự án chưa đáp ứng các điều kiện về huy động vốn nhưng các chủ đầu tư cấp 1 vẫn đăng thông tin trên các website, các trang mạng xã hội để quảng cáo và ký hợp đồng.

Thông qua các hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, chủ đầu tư thu tiền của khách hàng làm nguồn vốn phát triển dự án. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, khách hàng là bên bị thiệt hại và chịu nhiều thiệt thòi.

Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật Nhà ở năm 2014; các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định các điều kiện chủ đầu tư cấp 1 cần đáp ứng trước khi huy động vốn của khách hàng để phục vụ những dự án phát triển nhà ở. Trong đó có các hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thông tin, khuyến cáo để người dân được biết khi thực hiện các giao dịch bất động sản.

Đặc biệt, việc mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ để mua nhà ở hình thành trong tương lai phải tham khảo đầy đủ các quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự trước khi thực hiện giao dịch để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Sở Xây dựng cũng yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các quy định trong việc huy động vốn đã được quy định theo pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản.

Sở Xây dựng Khánh Hòa yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các quy định trong huy động vốn dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Sở Xây dựng Khánh Hòa yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các quy định trong huy động vốn dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ riêng Khánh Hòa, tình trạng huy động vốn từ người mua nhà khi dự án nhà ở chưa đủ điều kiện vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.

Nhằm hạn chế tình trạng lách luật huy động vốn trái phép, Bộ Xây dựng tăng cường thanh kiểm tra việc kinh doanh bất động sản, xử lý các vi phạm. Bộ cũng đề xuất quy định về hợp đồng theo mẫu trong giao dịch bất động sản; đưa ra các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; đề xuất chủ đầu tư không được huy động vốn để phân chia sản phẩm nhà hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở...

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Trưởng Văn phòng Luật sư Phiệt và Cộng sự (TP Đà Nẵng) nhận định, những dự án chưa đủ điều kiện mở bán nhưng chủ đầu tư vẫn tiến hành ký kết hợp đồng góp vốn với người dân dẫn đến tình trạng quá thời gian quy định trong hợp đồng nhưng vẫn không thể giao đất cho người dân.

Tại Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định: "Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết" là một trong những hành vi bị cấm.

Do đó, theo luật sư Phiệt, việc ký hợp đồng đặt cọc hoặc ký kết bất kỳ hình thức bằng văn bản nào mà có đối tượng giao dịch là mua bán đất nền trong khi dự án chưa đủ điều kiện mở bán thì đều bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

Chính vì vậy, trường hợp này người dân có quyền khởi kiện, buộc chủ đầu tư trả lại tiền góp và bồi thường thiệt hại đối với chủ đầu tư. Luật sư cũng lưu ý thêm, khi khởi kiện thì khách hàng (nguyên đơn) phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.