Xây dựng kế hoạch thực hiện Khu dân cư điện tử Khánh Hòa

GD&TĐ - Đề án thí điểm xây dựng Khu dân cư điện tử tỉnh Khánh Hòa góp phần xây dựng mô hình đô thị theo hướng thông minh trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng kế hoạch thực hiện Khu dân cư điện tử Khánh Hòa

Ban điều hành Đề án thí điểm xây dựng Khu dân cư điện tử (gọi tắt là Đề án) tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án này.

Theo đó, kế hoạch nhằm xác định rõ nội dung, trách nhiệm, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án, từng bước hình thành nên mô hình Khu dân cư điện tử, phát triển các thế hệ công dân điện tử, nhân rộng các cộng đồng dân cư điện tử.

Đồng thời, Đề án hoàn thành sẽ góp phần xây dựng mô hình đô thị theo hướng thông minh, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tiến trình hiện đại hóa, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Được biết, năm 2022, Đề án thí điểm xây dựng khu dân cư điện tử được triển khai tại 5 thôn, tổ dân phố thuộc 5 xã, phường của TP Nha Trang gồm: Lộc Thọ, Tân Lập, Phương Sài, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Phương. Từ đó, thiết lập được 5 Điểm hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến.

Việc triển khai 5 điểm hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến này đã hình thành các không gian công cộng, kết nối cộng đồng dân cư, có đầu mối giới thiệu, hướng dẫn và hỗ trợ tiếp cận dịch vụ trực tuyến theo mô hình xã hội hóa.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Võ Chí Vương, Đề án thí điểm khu dân cư điện tử xuất phát từ sáng kiến Xây dựng mô hình khu dân cư điện tử của Sở Nội vụ.

Mô hình đã được UBND tỉnh cho phép triển khai thực tế, nhằm mục tiêu từng bước hình thành các cộng đồng dân cư có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cao; người dân trong khu dân cư điện tử có đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật và các giải pháp ứng dụng cộng đồng…

Đề án thí điểm xây dựng Khu dân cư điện tử tỉnh Khánh Hòa góp phần xây dựng mô hình đô thị theo hướng thông minh trên địa bàn tỉnh. (Ảnh minh họa)

Đề án thí điểm xây dựng Khu dân cư điện tử tỉnh Khánh Hòa góp phần xây dựng mô hình đô thị theo hướng thông minh trên địa bàn tỉnh. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, đề án đang được triển khai đúng tiến độ. Sau thời gian triển khai thí điểm tại TP Nha Trang, dự kiến trong quý II/2023 Đề án sẽ mở rộng quy mô, phạm vi triển khai thí điểm tại huyện Diên Khánh, huyện Khánh Vĩnh.

Đến năm 2024, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tổng kết, đánh giá thí điểm để rút kinh nghiệm hoàn thiện mô hình, xác định phương hướng triển khai giai đoạn tiếp theo.

Trước đó, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Bên cạnh đó, TP Nha Trang được xác định là đô thị hạt nhân, là một trong ba vùng kinh tế - xã hội trọng điểm phát triển đột phá của tỉnh. Đến năm 2030, Nha Trang hoàn thành cơ bản chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, việc đầu tư xây dựng đô thị thông minh chính là cơ hội để TP Nha Trang tận dụng khoa học công nghệ, không chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà còn nắm bắt thời cơ bứt phá, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Từ đó, phù hợp với định hướng xây dựng Nha Trang đạt tiêu chuẩn đô thị hạt nhân của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị hiện đại, có đẳng cấp quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.