Khai thác dầu khí cũng làm gia tăng nguy cơ động đất

GD&TĐ - Một cuộc nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng: các dàn khoan sâu từng chứa nước thải khi khoan mỏ có thể gây ra những trận động đất. Các nhà quản lý và ngành công nghiệp cần chú ý đến điều này và tìm cách để tái sử dụng nước thải, thay cho việc xả chúng xuống hố.

Các giếng đựng nước thải khi khai thác dầu khí tăng nguy cơ động đất
Các giếng đựng nước thải khi khai thác dầu khí tăng nguy cơ động đất

Tiêu đề đã quá rõ ràng: Việc khoan thủy lực gây ra động đất. Mới đây, một cuộc nghiên cứu khoa học quan trọng đã phát hiện mối liên quan mạnh mẽ giữa việc bơm nước thải vào sâu lòng đất của giếng khoan và những trận động đất xảy ra gần đó. Khoan thủy lực – sử dụng trong quy trình của việc tạo giếng dầu khí – bao gồm việc bơm hàng triệu gallon nước và hóa chất xuống lòng đất để làm nhiên liệu hóa thạch nổi lên khỏi lớp đất đá. Vậy thì bơm thủy lực có phải là nguyên nhân gây ra động đất?

Câu trả lời là chưa chính xác 100% nhưng có nhiều điều cần chú ý. Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Viện Trái Đất của trường Đại học Columbia, Mỹ.

Họ đã quan sát thấy những giếng khoan sâu chứa nước thải khác nhiều so với những giếng khoan khí đốt, ở những giếng khoan bơm thủy lực thực tế được diễn ra bằng cách chôn lấp và trông nó giống như một bãi rác. Các giếng phun được thiết kế để chứa nước thải từ việc khoan giếng dầu.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra việc bơm hàng triệu gallon nước xuống lòng đất dường như càng làm tăng áp lực lên cấu trúc của lòng đất – đến nỗi khi những trận động đất xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến hàng ngàn dặm, giống như trận động đất xảy ra hồi tháng 3 năm 2011 ở miền bắc Nhật Bản đã tạo lên cơn sống thần khủng khiếp, các sóng địa chấn có thể gây ra những trận động đất nhỏ gần các giếng phun. Như vậy các giếng phun - chứ không phải việc bơm thủy lực – có mối liên kết đặc biệt tới các trận động đất đó trong cuộc nghiên cứu này.

Liệu điều đó có nghĩa việc bơm thủy lực không có liên quan tới các trận động đất? Không hẳn là như vậy. Các nhà khoa học ở Texas, Oklahoma, Arkansas và Ohio, Mỹ đã khảo sát nhiều giếng phun chất lỏng và nhận thấy, chúng hoạt động chậm hơn so với những giếng sử dụng bơm thủy lực dầu khí.

Những giếng dầu khí lại thải ra vài triệu gallon nước thải, và nhiều nơi ở nước Mỹ, nước thải đó được xử lý bằng cách bơm vào 1 trong số hơn 30.000 giếng xử lý nằm sâu trong lòng đất trên toàn quốc.

Ngành công nghiệp dầu khí chỉ ra rằng: các giếng ngầm chứa nước thải là một cách có thể chấp nhận được để xử lý nước thải, và họ đã sử dụng nó trong hàng thập kỷ. Nhưng khi nhu cầu dầu khí tăng lên, ngành công nghiệp này sẽ xả ra một lượng lớn nước thải nhiễm hóa chất (đôi khi rất độc hại).

Thật đáng lo ngại khi biết rằng, các bằng chứng khoa học ngày càng khẳng định mối liên hệ giữa các giếng dầu phun chất lỏng với các trận động đất – mặc dù cho tới giờ phút này, chỉ có các trận động đất tương đối nhỏ liên quan tới các giếng dầu.

Tin tốt từ công trình nghiên cứu này là chúng ta đang dần dần đi đến đỉnh cao trong ngành địa chấn học: dự đoán chính xác khi nào động đất xảy ra. Các cơn chấn động mạnh từ vùng xa đủ để kích hoạt các cơn chấn động nhỏ xung quanh các giếng dầu – kéo theo một vài cơn chấn động tương đối xung quanh các giếng dầu – cho thấy các chỗ gần dàn khoan đã bị đè nén quá mức.

Sự “kích hoạt từ xa” này đã cho các nhà khoa học thấy rằng, các dàn bơm đã đạt quá ngưỡng chấn động cho phép, khiến cho khu vực này có thể gặp nguy hiểm lớn khi có một trận động đất mạnh xảy ra. Đây chưa hẳn là dự báo động đất nhưng từ trước tới giờ, nếu chúng ta không thể dự đoán được các cơn chấn động khi nào sẽ xảy ra thì đây thực sự là một bước khởi đầu lớn.

Các tác giả bài báo đi đến kết luận: “Bài báo khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quá trình theo dõi chấn động trong những vùng chất lỏng được bơm bên dưới lớp đất”.

Nói cách khác, nếu chúng ta tiếp tục bơm vào hàng triệu gallon nước thải vào bên trong các giếng bên dưới lòng đất để khí diệp thạch và dầu tiếp tục tràn lên, chúng ta cần phải bảo đảm theo dõi sát sao các chấn động phụ.

Đó là điều mà Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường đang tiếp tục xem xét và đã viết ra bài nhận xét về việc dùng thủy lực khiến các vết nứt dưới lòng đất lan rộng hơn.

Ngành công nghiệp dầu khí có thể nghiên cứu cách làm sạch, tái chế và sử dụng lại nước thải từ các giếng. Tái chế nước thải sẽ làm giảm bớt sức ép của việc sử dụng nước để bơm vào các vùng khô cằn.

Ở các bang như Pennsylvania, nơi thiếu thốn khả năng bơm nước ở các giếng sâu, tái chế nước thải có thể là cách duy nhất để lấy dầu bằng phương pháp thủy lực trong tương lai. Các công ty cũng đang tìm cách tái chế lại nước thải, mặc dù việc sử dụng lại chúng sẽ tốn nhiều chi phí hơn và khó khăn hơn là chỉ đơn thuần bơm chúng vào các giếng sâu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ